Trong phong tục tập quán của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch là một trong những tháng quan trọng nhất về mặt tâm linh. Đối với các gia đình kinh doanh và có thờ cúng Thần Tài thì những nghi lễ này lại vô cùng cần thiết. Vì vậy, Lăng mộ đá Ninh Bình sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mâm cúng sao cho đầy đủ nhất cùng với bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 cực kỳ chi tiết để bạn dễ dàng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
Ngày cúng Thần Tài Rằm tháng 7

Ngày cúng Thần Tài Rằm tháng 7 là gì?
Theo dân gian, ngày rằm hay còn được gọi là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Vậy có nhất thiết phải cúng Thần Tài vào ngày rằm tháng 7 tức ngày 15 tháng 7 âm lịch hay không?
Trên thực tế, ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch kéo dài từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch và không ngày xấu nhất hay ngày tốt nhất trong khoảng thời gian này. Điều này là do một truyền thuyết có từ xa xưa, Diêm Vương là người đã mở Cửa Quỷ Môn từ ngày 1 tháng 7 cho đến 12 giờ trưa ngày rằm tháng 7 để cho phép các linh hồn trở lại nhân gian. Vì vậy, các lễ cúng và văn khấn nên được thực hiện trước ngày 15 để các vong linh kịp luân hồi chuyển kiếp. Từ đó, truyền thống cúng Thần Tài vào ngày rằm tháng 7 cũng được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Cần chuẩn bị những gì khi cúng Thần Tài rằm tháng 7?
Lễ vật cần có để cúng Thần Tài rằm tháng 7
Lễ vật cúng Thần Tài vào ngày rằm tháng Bảy là một trong những lễ vật mang tính biểu tượng để dâng lên các vị nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ, do đó các sính lễ trong mâm cúng cần được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo hơn. Mâm cúng Thần Tài từ tháng Giêng đến tháng Sáu âm lịch là mâm cỗ mặn. Tuy nhiên, mâm cúng Thần Tài vào tháng 7 âm lịch có thể là mâm cỗ chay hoặc mặn tuỳ vào điều kiện của từng gia đình và gồm những lễ vật như dưới đây:
- Hoa tươi
- Nhang (hương)
- Mâm ngũ quả
- 3 chén rượu đế
- 3 chén nước
- Trầu cau
- Xôi đỗ xanh
- Tôm luộc, trứng luộc và thịt ba chỉ luộc
- Nến
- Muối
- Gạo

Lễ vật cho văn khấn thần tài rằm tháng 7
Cách bày mâm lễ cúng Thần Tài rằm tháng 7
Sau khi đã sắm mâm cúng Thần Tài vào rằm tháng 7, bạn có thể tham khảo cách sắp xếp mâm cỗ như sau:
- Giữa ông Thần Tài và Thổ Địa, bạn nên đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối cùng với 3 chén nước sạch. Bình hoa nên đặt ở phía bên phải và đặt đĩa trái cây ở phía bên trái. Trầu cau được đặt ngay trước bình hoa.
- Đối với những gia đình có bài trí thêm tượng con cóc ngậm tiền thì nên đặt chính giữa bàn thờ và ở phía trước thần tài. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý là nên quay cóc hướng ra ngoài vào buổi sáng và hướng vào bên trong vào buổi tối.
- Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một tô sứ đổ đầy nước sạch rồi rải cánh hoa trên mặt nước.

Cách bày mâm lễ
Bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 chi tiết nhất
Dưới đây là bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 đầy đủ, chi tiết và thành tâm nhất mà bạn có thể tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm …
Tín chủ chúng con là …
Ngụ tại …
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản Cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản Gia Táo quân, Thần tài vị tiền và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi bày tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)

Bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 chi tiết nhất
Một vài lưu ý khi cúng Thần Tài rằm tháng 7
Khi cúng và đọc văn khấn Thần Tài rằm tháng 7, cần chú ý một số điều sau:
- Trong bất kỳ nghi lễ cúng bái nào, điều quan trọng là phải ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng để tỏ lòng thành kính với các vị bề trên.
- Ngoài ra, bạn phải lưu ý cúng Thổ Công, Thổ Địa trước khi cúng tổ tiên.
- Khi đọc văn khấn Thần Tài rằm tháng 7, bạn nên đọc chậm rãi, không quá to hoặc quá nhỏ.
Cúng Thần Tài khi mình không kinh doanh có được không?
Đa số mọi người đều cho rằng việc thờ cúng Thần Tài chỉ dành cho những người kinh doanh buôn bán. Trên thực tế, không có bất kỳ quy định nào về điều này. Tuy nhiên, việc thờ cúng Thần Tài khi không kinh doanh còn tùy thuộc vào quan điểm và phong tục của mỗi gia đình. Ở một số nơi, nếu không kinh doanh thì không nhất thiết phải cúng Thần Tài. Trong đoạn đầu của bài viết này, chúng tôi đã có đề cập mục đích của việc cúng Thần Tài là cầu mong tài lộc, may mắn trong làm ăn buôn bán.
Lời kết
Bài viết trên đây của Lăng mộ đá Ninh Bình đã gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng, bày mâm lễ cúng và bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 cực kỳ chi tiết để bạn tiện tham khảo. Ngoài ra những công đoạn chuẩn bị ở trên thì việc thờ cúng và đọc văn khấn cần phải thật thành tâm để được bề trên chứng giám nhé.