Văn cúng thôi nôi cho trẻ chuẩn phong tục Việt Nam

van-cung-ta-nam-moi-1

Ngày nay, bài văn cúng thôi nôi cho trẻ dần bị quên lãng cùng với lê thôi nôi dành cho đứa trẻ tròn 12 tháng tuổi.

Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi

Cúng thôi nôi là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.

Không chỉ là nghi lễ thể hiện sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới.

van-cung-thoi-noi-cho-tre
Mâm lễ chay cúng thôi nôi cho trẻ

Tuy đây là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉ biết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Đồng thời lễ thôi nôi còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa.

Lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị những gì?

Khi đứa trẻ được đúng 12 tháng, người ta tổ chức lễ thôi nôi, còn gọi là đám thôi nôi.

Lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè – xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai diên địa, thổ công, thổ chủ. Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.

van-cung-ta-nam-moi-1
Mâm cúng lễ thôi nôi cho trẻ

Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửu huyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng). Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Kế bên (trên bộ ván hoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.

Nghi cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ lời khấn đọc văn khấn sau:

Văn cúng thôi nôi cho trẻ

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên) ……………….. bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (……………………..) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên ……………………..) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”.

Lời khấn mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng Cửu huyền thất tổ và mâm cúng Ông bà quá vãng nội dung cơ bản giống như lời khấn nghi cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ, chỉ thay đổi đối tượng được thỉnh mời.

Lời khấn cầu 12 Mụ bà và 3 Đức ông cơ bản giống như lời khấn trong ngày đầy tháng.

Ba tuần rượu và một tuần trà lời khấn không thay đổi (trùng ngôn, trùng ngữ).

Kết thúc ba tuần rượu và một tuần trà là thực hiện nghi thức “thử tài” cháu bé bằng cách bày những vật dụng phù hợp trên bộ ván hoặc trên bộ ván phù hợp với tính cách của nam, hoặc nữ. Sau đó, đặt cháu bé ngồi trước các vật dụng để cháu tự chọn lựa các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo… Vật nào được cháu chọn trước (cầm trước) dân gian tin tưởng đó là sự chọn lựa của cháu về nghề nghiệp tương lai cho mình.

Sau khi kết thúc nghi thức tử tài, khách mời thực hiện nghi thức chúc mừng và lì xì cho cháu bé.

Nghi lễ kết thúc, cuộc tiệc mừng cháu tròn một tuổi cũng bắt đầu.

Nhìn chung, lễ thôi nôi là một nghi lễ biểu hiện tính nhân bản của người Việt Nam đối với mỗi con người, cho dù con người còn rất non dại.

Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian trong đó có lễ thôi nôi một nét đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một hoặc biến dạng theo cơ chế thị trường. Nếu không biết giữ gìn và phát huy sẽ làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và của chính bản thân mình.

Xem thêm: Bài văn cúng đầy tháng cho trẻ chuẩn xác nhất

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook