Bài văn khấn đức Thánh Trần cầu tài, cầu lộc và sự bình an

bai-van-khan-duc-thanh-tran

Bài văn khấn Đức Thánh Trần để cầu tài, cầu lộc và sự bình an cho bản thân và gia đình.

Đầu xuân năm mới, người dân đất Việt lại đổ về Đền Trần Nam Định để xin ấn, cầu tài, cầu lộc và sự bình an. Nhưng hẳn không phải ai cũng biết chính xác ý nghĩa và những thủ tục cần làm khi đến Đền Trần cầu xin đức Thánh Trần ban phước. Hãy tìm hiểu về Đền Trần Nam Định và bài văn khấn đức Thánh Trần thông dụng nhất khi tới đây dâng lễ.

Tín ngưỡng Đức Thánh Trần

Tín ngưỡng Đức Thánh Trần là một hình thức tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, được hình thành qua quá trình thánh hóa, thần hóa một nhân vật có thật trong lịch sử – Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong lịch sử, Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng có công với nước. Bước vào huyền thoại – trong tâm thức dân gian – ông là vị thánh phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và giúp dân diệt trừ tà ma, chữa bệnh.

bai-van-khan-duc-thanh-tran-1
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một nét văn hóa dân gian Việt Nam, khi bậc anh hùng dân tộc được thần thánh hóa trở thánh đức tối cao trong tâm linh người Việt

Đôi nét về Đền Trần Nam Định

bai-van-khan-duc-thanh-tran
Đọc bài văn khấn Đức Thánh Trần để mở hội khai ấn Đền Trần

Theo sử sách ghi lại, Đền Trần Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng (Nam Định).

Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu.

Bài văn khấn Đức Thánh Trần

Kính lạy đức Trần triều hiển thánh Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương, Thái sư thượng thư Thượng quốc công chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng thượng đẳng thần vị.

Kính lạy Hưng Đạo đại vương phu nhân, hiệu Thiên Thành Công chúa, truy phong Nguyên Từ Quốc mẫu, sắc phong Thiên Uy Thái trưởng công chúa.

Kính lạy:

  • Trần triều Tứ Vị Vương tử thần vị.
  • Trần triều Nhị vị Vương cô thần vị.
  • Trần triều Tứ vị nhất phẩm phu nhân thần vị.
  • Trần triều Vương tế Điện súy thượng tướng quân, Quan nội hầu Phạm tôn thần thần vị.

Tín chủ con là …………………………………………………………

Ngụ tại ………………………………………………………………….

Nhất tâm bái đảo, một dạ kêu cầu

Kính mong chư vị, gia ân làm phúc, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con:

Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối,

Tai qua nạn khỏi, vạn sự hanh thông.

Điều lành mang đến, việc giữ mang đi.

Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc

Thêm người thêm của, vật thịnh nhân an

Vãng cát cư an, mọi điều như ý!

Tín chủ đồng gia chúng con cúi đầu kính lễ mong chư vị nhất sự nhất xá, vạn sự vạn xá.

Thấu tỏ tấc lòng, đồng lai chứng giám.

Cẩn tấu.

Xem thêm: Bài văn khấn lễ động thổ và các bước cần làm trong lễ động thổ

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook