Mẫu cổng chùa bằng đá đẹp – Những mẫu cổng chùa bằng đá đẹp nhất. Chọn lựa mẫu cổng chùa bằng đá đẹp, phù hợp với từng ngôi chùa khác nhau thật sự rất khó. Cổng đá tam quan là loại cổng bằng đá có 3 lối đi mang lối kiến trúc của Phật giáo Thiền tông.
Theo sách sử ghi lại, các mẫu cổng tam quan được xây dựng cùng theo những ngôi chùa thuộc Phật giáo Thiền tông, xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ thứ VI. Các mẫu cổng chùa bằng đá đẹp, chạm khắc tinh xảo được hình thành theo sự phát triển của Phật giáo Thiền tông mà cực thịnh là vào khoảng thế kỉ X – XIII.
Phật giáo Thiền tông là gì?
Thiền tông (còn được biết là Zen hay Ch’an) là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. “Thiền” là cách gọi tắt của “Thiền na” (Dhyana), có nghĩa là “Tĩnh tâm”, chủ trương tập trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo Thiền tông, “thiền” không phải là “suy nghĩ” vì suy nghĩ là “tâm vọng tưởng”, làm phân tâm và mầm mống của sanh tử luân hồi. Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng giác ngộ. Yêu cầu đó chỉ có những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người chứng ngộ quả thật rất là hiếm hoi. Tuy nhiên lịch sử Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rõ ràng hơn cả.
Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ. Dòng thiền tu thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời. Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho truyền đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, ông xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện Uông Bí, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Đây được coi là cực thịnh của Phật giáo cũng như Phật giáo Thiền tông ở Việt Nam.
Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động dưới thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng Lâm Tế) vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam).
Thiền tông Việt Nam đề cao cái “tâm”: “Phật ở tại tâm”, tâm là Niết Bàn, hay Phật. Trần Nhân Tông viết trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo:
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”
Dịch: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.”
Cổng tam quan có ý nghĩa gì trong văn hóa Thiền tông?
Trong Phật giáo nói chung, tam quan là “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai. Hoặc có thể giải thích theo nghĩa khác là tam quan là chốn vào của Tam bảo.
Ở một cái nhìn khác, tam quan là “tam giải thoát môn” của Thiền tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). Vì vậy mà các nước không thuộc Phật giáo Thiền tông không có xây cổng tam quan làm lối vào chùa.
Vì sao vẫn có những nơi không phải là chùa nhưng vẫn sử dụng cổng Tam quan?
Điều dễ giải thích nhất chính là sự ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo tới nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo phát triển cực thịnh và ảnh hưởng tới cả chốn cung cấm xưa, mà điển hình là ở thời Lý – Trần. Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc thời đại này bị ảnh hưởng bởi Phật Giáo và đặc biệt là Phật giáo Thiền tông. Có thể nói, các công trình cổng tam quan cổ xưa là bằng chứng rõ nhất cho dấu ấn Phật giáo trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, hầu hết các ngôi chùa được xây mới hay trùng tu lại ở Việt Nam đều được xây dựng cổng tam quan dẫn vào tam bảo. Các mẫu cổng tam quan hiện nay hầu hết được làm bằng gỗ hoặc đá tự nhiên; được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Người thợ chế tác cũng đã thổi hồn vào đó những họa tiết, hoa văn từ ngàn xưa để lại, để mang lại cái hồn xưa trong công trình kiến trúc mới đó.
Sau đây là một số mẫu cổng chùa bằng đá đẹp tại Việt Nam:
Nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng hoặc trùng tu các công trình kiến trúc bằng đá tự nhiên, vui lòng liên hệ SĐT: 0973.699.505 hoặc yêu cầu tư vấn trên website: langmodaninhbinh.info. Xin cảm ơn!