Quan niệm xưa cho rằng cúng thần linh, gia tiên hàng tháng luôn là việc hết sức quan trọng để tỏ lòng thành kính biết ơn ông bà tổ tiên, tạ ơn thần linh phù hộ. Đối với mỗi người dân Việt Nam, việc thành tâm cúng bái vào những ngày 15 hàng tháng (ngày rằm) là việc không thể thiếu được. Văn khấn ngày rằm cũng từ đó mà ra đời, để thể hiện lòng thành cũng như cầu xin bình an, khỏe mạnh, may mắn cho người thân, gia đình.
Ý nghĩa ngày rằm trong phong thủy
Người Việt quan niệm rằng ngày rằm chính là ngày vọng, mà vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Ngày vọng chính là ngày mà mặt trời và mặt trăng ở xa nhau nhất trong tháng từ hai cực mà lại đối xứng với nhau.
Cho nên thời điểm rằm hàng tháng là lúc mà mặt trăng và mặt trời có thể thấu suốt và thấy rõ nhau, khi đó tâm hồn con người được soi chiếu khiến cho nó trở nên thuần khiết và trong sạch hơn. Nó cũng giúp con người gột rửa được những vẩn đục tích tụ trong lòng, tránh xa mọi tội lỗi.
Ngày rằm là ngày để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, là ngày tốt nhất trong tháng để thực hiện cúng bái. Tuy nhiên hiện nay do hạn chế như bận rộn trong công việc và cuộc sống, nên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện cúng rằm đúng vào ngày 15 âm lịch. Vì vậy nhiều gia đình đã chọn cúng vào hai ngày 14-15 âm lịch hàng tháng, vừa vẫn giữ được truyền thống mà còn thư thả hơn trong việc chuẩn bị.
Văn khấn cúng gia tiên và thần linh ngày rằm
Dưới đây là một số bài văn khấn thần linh, gia tiên bạn có thể tham khảo cho việc cúng bái:
Văn khấn ngày rằm thổ công, thần linh
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Bài văn khấn gia tiên số 1
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển Khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày… gặp tiết… (ngày rằm, mùng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Bài văn khấn gia tiên ngày rằm số 2
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con là…
Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ.
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật.
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông,
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Trên đây là nội dung các bài cúng, bài văn khấn ngày rằm hàng tháng để quý vị tham khảo.
Chuẩn bị gì cho việc cúng gia tiên, thần linh?
Ngày xưa việc chuẩn bị mâm cúng thường phải có cả đồ mặn và đồ chay, phải rất cầu kỳ. Tuy nhiên với việc bận rộn trong cuộc sống hiện đại, đồ cúng cũng đơn giản đi khá nhiều vì nhiều gia đình không có thời gian chăm chút chuẩn bị cho những mâm cúng cầu kỳ.Dù vậy, dù có giản lược như thế nào thìn những lễ vật sau vẫn không nên thiếu trong đồ lễ cúng rằm đó là: Hoa quả, trầu cau, hương, hoa, rượu.
Đây chính là những lễ vật cần thiết nhất mà bạn nên chuẩn bị cho buổi lễ, ngoài ra có thể tăng hoặc giảm các lễ vật khác tùy vào từng trường hợp. Một ly nước và ít bánh kẹo cũng đủ để tạo thành một mâm cúng đơn giản, sau đó thắp nén nhang cho tổ tiên và tấm lòng thành của bạn mới là quan trọng.
Nghi thức cúng gia tiên, thần linh và ý nghĩa của chúng
Một số nghi thức cúng gia tiên ngày rằm
Trọng tâm cúng khi cúng gia tiên là thần thức khi trở về cảnh giới an lạc của người đã khuất. “Âm siêu dương thái” là cách mà người ta gọi nó. Để đạt viên mãn khi cúng gia tiên cần nghi thức như sau:
Tịnh tâm, tịnh tài và tịnh vật nên những thứ dâng lên cần phải trong sạch, không cúng những thực phẩm tanh hôi, tuyệt đối không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, không cúng tiền giả,… Ngoài ra đồ có nguồn gốc sát sinh ở một số nơi cũng không cúng vì họ quan niệm đồ cúng phạn thực người mất không hưởng trực tiếp nên chỉ dùng hiếu thức hoặc đồ hỷ thực mà thôi.
Nên thắp mấy nén hương và ý nghĩa của nó
Thường khi thắp hương người ta sẽ thắp theo số lẻ, vì nó tượng trưng cho phần âm. Vì vậy trên mỗi bát hương có thể thắp 1, 3, 5, 7, 9 nén hương. Tuy nhiên người ta vẫn khuyên nên thắp ít nén hương với không gian nhỏ để không chịu ảnh hưởng từ khói hương và phòng tránh hỏa hoạn.
Theo quan niệm dân gian, ý nghĩa của số lượng hương thắp như sau:
- Thắp 1 nén hương: Hàm ý bình an
- Thắp 3 nén hương: Báo tin đến người thân đánh đuổi tai ương và bảo vệ người trong gia đình.
- Thắp 5 nén hương: Mời gọi thần linh hiện về, hoặc dự báo cát hung.
- Thắp 7 nén hương: Mời gọi thiên binh thiên tướng, thiên thần, thường hiếm khi thắp 7 nén.
- Thắp 9 nén hương: Mang tín hiệu cầu cứu, sẽ không thắp như vậy nếu không cần thiết.
Cơ sở đá mỹ nghệ Ninh Bình nhận cung cấp nhiều sản phẩm thờ cúng bằng đá chất lượng như: Bàn lễ đá, cây hương đá, bàn thờ thiên, lọ hoa, lư hương đá, bát hương bằng đá,… Chúng tôi luôn đặt lợi ích của quý khách lên hàng đầu và mong sẽ có thể làm hài lòng được quý khách.
Địa chỉ Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình
Xã Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
website: langmodaninhbinh.info
Số điện thoại: 0973 699 505
zalo : 0973 699 505