Văn khấn thánh Mẫu Liễu Hạnh | Văn khấn Thánh Mẫu cầu tự sớ

van-khan-thanh-mau-lieu-hanh-1

Văn khấn thánh Mẫu Liễu Hạnh là lời thưa lên thánh Mẫu của con người với đức mẹ tối cao để thỉnh cầu sự che chở, bao bọc. Văn khấn thánh Mẫu Liễu Hạnh hình thành từ chính tín ngưỡng dân gian của người Việt – thờ Mẫu, tức là tôn thờ người mẹ đất bắt nguồn từ thời nguyên thủy xa xưa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và sự hình thành của Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt

van-khan-thanh-mau-lieu-hanh
Tín ngưỡng thờ Mẫu đặc sắc của người Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu có lẽ đã bắt nguồn từ thời nguyên thủy của người Việt. Trải qua dòng chảy lịch sử với sự tác động khác nhau của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tiếp thu và cải biến các sức mạnh tâm linh, thần thánh để tạo nên thứ bản sắc văn hóa riêng.

Tham khảo: Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam

Sự hình thành của Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Trong quá trình phát triển của điện thần Mẫu, do mang tính chất hội tụ, mà hệ thống Tam Phủ, Tứ phủ của tín ngưỡng này thường quy nạp các thần linh dân dã nổi tiếng được nhân dân sùng kính. Vì thế, nhiều khi chúng ta thấy cả Bà Trưng, Bà Triệu là những nhân thần, rồi cả Bà Chúa rừng Roi hoặc những Bà Chúa của địa phương được ngồi ở vị trí thủ điện. Nhiều khi cũng có cả tượng Trần Hưng Đạo cùng Yết Kiêu, Dã Tượng nằm bên trai toàn tiền bái hoặc có gian thờ riêng trong cùng khuôn viên. Nhưng thông thường chúng ta hay gặp tượng Thánh Trần có người hầu cận là cô Quỳnh Hoa và Quế Hoa. Hai cô được tín đồ thờ Mẫu coi là con của Đức Thánh.

Có thể còn kể ra khá nhiều thần linh liên quan khác. Song, chỉ như thế cũng đủ để cho chúng ta thấy trong dân gian, điện thờ Mẫu là một thần điện mở, có sức dung nạp rất lớn và đủ độ dẻo để thích ứng với muôn vàn trường hợp của xã hội, nên nó tồn tại một cách mạnh mẽ trong tâm thức dân tộc. Tới khoảng thế kỉ XV mà nhất là từ thế kỷ XVI, xã hội Việt có sự biến động khá lớn, một sự “chuyển lề” của lịch sử, trong đó có sự phát triển của thương mại. Nếu trong đạo Phật ở Việt Nam, Bồ Tát Quan m Nam Hải dần dần chiếm thế “thượng phong”, thì ở tín ngưỡng thờ Mẫu vai trò của Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng nổi lên mạnh mẽ, như một sự hội tụ của các Thánh Mẫu khởi nguyên. Rõ ràng, sự xuất hiện của Mẫu Liễu Hạnh là một nhu cầu tất yếu của lịch sử, phản ánh một khía cạnh về bước đi của tín ngưỡng dân tộc. Theo Bà mà một dòng văn hóa Việt tràn ra khắp miền có tộc người chủ thể.

Văn khấn Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng ngàn đền, phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt là nơi giáng sinh của Mẫu như Quảng Nạp (Ý Yên), Phủ Giày (Vụ Bản Nam Định) là nơi giáng sinh lần I, lần II. Kẻ Sỏi, hay Tây Mỗ (Thanh Nghệ) là nơi hạ trần lần III cùng các nơi khác mà truyền thuyết cho có sự liên quan lúc sinh thời của Mẫu như đền Tiên (Lạng Sơn), Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng, phố Cát (Thanh Hóa), phủ Đồi (Ninh Bình). Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường phối thờ với các mẫu đệ Nhị, đệ Tam, các vị quan lớn, Quan hoàng, Cô, Cậu,… Do điện thờ Mẫu là điện mở như đã nói ở phần trên, ta có thể thấy phần văn khấn rất phong phú, phần hát chầu trong các giá đồng lại càng súc tích, càng gây cảm hứng vui nhộn, nhảy nhót như đàn con trẻ về gặp gỡ người thân.

van-khan-thanh-mau-lieu-hanh-1
Văn khấn Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Trước hết xin giới thiệu một số bài văn tế, văn khấn Thánh Mẫu Liễu Hạnh như:

  • Tứ thời tế Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
  • Hữu Khánh hạ tế Thánh Mẫu văn
  • Lễ Thánh Mẫu cầu tự sớ
  • Mãi đồng tử thông dụng khoán.

Các bài văn này kèm theo chữ Hán, có thể photo, làm bài văn khấn, rồi hóa sau khi lễ. Đơn cử một bài văn khấn Lễ Thánh Mẫu cầu tự như sau:

Văn khấn Thánh Mẫu cầu tự sớ

Phục dĩ

Khôn hậu trùng trùng đại khải đốc sinh chỉ cát triệu, lê nguyên khẩn khẩn ngưỡng kỳ hậu ẩm chi miên trường. Vạn bái chí thành, nhất tâm kiều vọng.
Viên hữu Đại Nam quốc tỉnh huyện xã y vu Hoa Lâm kinh sinh đắc nhi nữ kế thế sự. Kim thần tín chủ Lương Xuân Huy, thê Trần Thị Phương hợp đồng gia đẳng tức nhật ngưỡng can tuệ nhẫn, phủ giám phàm tình, ngôn niệm thần phu thê đẳng, loan hoàng nhã hợp, cầm sắt hòa hài, thần hôn mỗi vịnh quan thi vị kiến cát tường chấn mộng. Niệm niệm nan thân tình chỉ, tâm tâm nam thức thấu kỳ, hạnh phùng tiết đổ mộ xuân, khánh hạ nhật thần thích trị, cẩn cụ vi thành thứ phẩm, phu thê, đồng tựu trần từ. Ngưỡng vọng uy quang thiếp hợp, cung kỳ đại huệ quân triêm.
Phục vọng thiên tiên lân mẫu giáng cát tường quế thụ khai hoa, địa tiện nhân từ tái hậu đức đào yêu kết quả, sơn gian thánh chủ bố âm công sâm tú hòe chi, thủy phủ tiên nương sái pháp vũ tẩm triêm lan diệp, tam vị đức ông hiển uy linh, tứ phủ chư nhân thi huệ trạch, công đồng liệt vị bổ chúng tiên phu, công tế bần gia hàm tư thảo xá.
Tiền chúc thánh cung vạn tuế, hậu kỳ kế tự bách niên, toàn lai hồng ân, thực mông đại khánh.

Đãn thần hạ tình bất thăng chiêm thiên ngưỡng thánh bình dinh chi chí;

Cẩn sớ

Thiên vận… niên… nguyệt… nhật
Đệ tử thành tâm cụ tấu.

Xem thêm: Bài văn khấn đức Thánh Trần cầu tài, cầu lộc và sự bình an

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook