Xây mộ cho ông bà tổ tiên và những điều cần lưu ý khi xây mộ chô ông bà. Xây mộ ông bà tổ tiên luôn là tâm nguyện của bậc làm con, làm cháu để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên, những người đã khuất núi.
Xây mộ ông bà tổ tiên và những điều cần lưu ý
Mộ của tổ tiên, ông bà tưởng chừng như là nơi để thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với ông bà đã khuất. Nhưng bên cạnh ý nghĩa đó, việc xây mộ đúng theo phong thủy còn có thể mang đến những điều tốt lành, may mắn cho con cháu về sau. Cùng tìm hiểu về những ý nghĩa đó và những lưu ý trong quá trình thực hiện xây dựng lăng mộ đá để có thể tạo nên những ý nghĩa lớn nhất cho những người thân đã khuất.
Vì sao cần xây mộ phần ông bà tổ tiên?
Lý giải cho việc xây mộ cho ông bà, tổ tiên có thể mang đến những điều thịnh vượng cho con cháu về sau có thể tham khảo một số thông tin trong “Thanh Nang Kinh”. Cụ thể, Thanh Nang Kinh cho thấy rằng nguyên nhân xuất phát từ mối quan hệ huyết thống giữa linh hồn của ông bà cùng với xương cốt của con cháu. Khi xương cốt người mất được chôn cất đúng sẽ hấp thụ được long khí tạo nên khí phản hồi nhập lại xương mới. Người sống thuộc cõi dương, người chết thuộc cõi âm và long khí được tạo thành khi có sự hòa hợp giữa âm và dương. Khi đó, phúc lộc sẽ được trường tồn và con cháu chính là những người được hưởng thụ.
Liên hệ hotline/zalo 0973.699.505 để nhận tư vấn xây mộ cho ông bà tổ tiên chuẩn phong thủy.
Những điều cần biết khi chọn nơi mai táng
Những điều kiêng kỵ khi xây mộ ông bà tổ tiên
Bên cạnh chọn được vị trí huyệt cát để xây mộ, bạn cũng cần lưu ý đến những điều được xem là cấm kỵ đối với khu lăng mộ đá.
– Không nên chọn các vị trí có nước không thoát được mà có tình trạng bị đọng lại. Điều này tượng trưng cho long mạch đã bị cắt đứt và không liền mạch. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến con cháu cụ thể là gây nên một số ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Không nên chọn các địa điểm gần các khu vực công cộng như khu vui chơi, bến xe, khu công nghiệp, gần đường rau tàu lửa qua lại,… để xây mộ vì sẽ gây ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của người đã mất. Cần lựa chọn khu đất có sự yên tĩnh để đảm bảo được không khí trang nghiêm.
– Cần lưu ý có những lỗ thông khí phù hợp trong kết cấu khi xây mộ bởi nếu bịt kín mộ phần sẽ vô tình tạo nen những áp lực của khí và nước. Một khi cơ thể người mất bắt đầu quá trình phân hủy phát ra nhiệt và không có nơi thông khí sẽ mang đến những điều không tốt.
– Tuyệt đối nên tránh việc trùng huyệt. Có nghĩa là đặt ngôi mộ lên những nơi đã có người được chôn trước đây. Hay thậm chí là nơi có các loại xương thú như trâu, bò hay voi. Để tránh trường hợp đó, cần khảo sát thật kỹ khu đất trước khi xây mộ.
– Khu vực xung quanh huyệt mộ cũng cần tránh việc có quá nhiều rác thải không được xử lý hay có những nguồn nước thải gây ô nhiễm cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi mộ. Nếu có nguồn nước ngầm chảy qua khu vực xây mộ thì nước cần trong xanh và đặc biệt không ô nhiễm hay có mùi hôi.
– Ánh sáng cũng là một yếu tố cần được lưu ý khi ngôi mộ mang theo nguồn năng lượng của cõi âm nên cần được chiếu sáng mỗi ngày để có thêm nguồn năng lượng tích cực. Những nơi không được ánh sáng chiếu tới càng khiến cho không khí xung quanh mộ càng thêm u sầu.
– Đặc biệt, bạn có thể tăng thêm sự thăng tiến, thành công của mình bằng cách xây một cổng lăng mộ đá phù hợp với khu lăng mộ của mình.
Nên xây mộ, sửa mộ khi nào là tốt nhất?
Theo kinh nghiệm của ông cha ta và kinh nghiệm thực tế cũng như theo kiến thức phong thủy thì thời gian xây dựng mộ trong một năm thích hợp nhất chủ yếu vào trước tiết thanh minh và thời điểm cuối năm.
Xây sửa mộ trước tiết thanh minh: Theo phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam thì tiết thanh minh chính là thời điểm con cháu tưởng nhớ về ông bà, cha mẹ, và đây cũng là thời điểm hợp lý để khang trang lại nơi an nghỉ cho tổ tiên. Bên cạnh đó, thời điểm tiết thanh minh là tháng 3 hàng năm khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng tháng 4 khi tiết cốc vũ bắt đầu, nên khoảng thời gian này con cháu có thể thoải mái trong công việc cũng phù hợp lựa chọn để cải tạo sửa lại mồ mả hoặc xây mới cho khang trang, sạch đẹp.
Xây sửa mộ vào thời điểm cuối năm: Bên cạnh khoảng thời gian trước tiết thanh minh thì tại Việt Nam công việc xây mộ diễn ra phổ biến là thời gian qua tháng 7 âm lịch ( hết mưa ngâu) bắt đầu từ tháng 8 âm lịch trở đi đặc biệt là tháng 10, 11, 12 lúc này thời tiết mát mẻ, hanh khô. Nhiều gia đình lựa chọn thời gian này để bốc mộ, sang cát và tiến hành xây sửa mộ mới. Theo các nhà nghiên cứu phong thủy thì đây cũng là thời gian vô cùng thuận lợi và đắc địa để các gia đình xây dựng hay sửa mộ.
Ngoài ra, có thể chọn ngày xây mộ theo tháng mà nhiều người vẫn quan niệm như:
- Chọn ngày xây cất mộ tháng Giêng: Ngày Tuất
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 2: Ngày Hợi.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 3: Ngày Tý.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 4: Ngày Sửu.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 5: Ngày Dần.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 6: Ngày Mão.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 7: Ngày Thìn.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 8: Ngày Tị.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 9: Ngày Ngọ.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 10: Ngày Mùi.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 11: Ngày Thân.
- Chọn ngày xây cất mộ tháng 12: Ngày Dậu.
Xem thêm: Xem ngày tốt xây mộ năm 2022 để thu hút được sinh khí
Các tuổi kiêng kỵ không dùng để xem ngày bốc mộ, xây mộ
Lấy các tuổi trong một lục thập hoa giáp xếp thành một vòng tròn từ Giáp Tý đến Quý Hợi.
Lấy năm dự định xây mộ là 1, sau đó theo chiều kim đồng hồ và cộng 9 sẽ có tuổi kiêng kỵ thứ nhất. tiếp đó là tương tự cộng 9 thêm 6 lần nữa là có được các năm kiêng trong năm đó là đã hết 54 hoa giáp.
Ví dụ: năm 2019 là năm Kỷ Hợi thì ta có năm Kỷ Hợi là 1 cộng thêm 9 cung ta được tuổi Mậu Thân là tuổi kiêng kỵ thứ 1. Tiếp đó cộng thêm 9 ta có tuổi thứ 2 là Đinh Tỵ. Tương tự, ta có thêm các tuổi kiêng kỵ không xây cất mộ đó là: Bính Dần, Ất Hợi, Giáp Thân, Quý Tỵ.
Vậy năm Mậu Tuất có 6 tuổi phải kiêng kỵ là: Đinh Tỵ, Bính Dần, Ất Hợi, Giáp Thân, Quý Tỵ.
Phương pháp cộng 9 này là chu kỳ của cửu tinh, các tuổi kiêng kỵ luôn luôn ở vị trí thứ 10, 19, 28, 37, 46, 55 so với năm hiện hành (ở vị trí thứ nhất).
Hiện nay, có nhiều cách chọn tuổi xây mộ khác như:
Có thầy lấy tuổi của vong nhân để tính, có thầy lấy tuổi của con trai trưởng để tính, có thầy thì lấy tuổi của người nào trong thân tộc (của vong nhân) không phạm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai để đứng ra lo liệu … Nhưng tất cả đều có những hạn chế của nó nếu như:
Lấy tuổi vong nhân để tính thì chẳng khác nào người chết tự xây mộ cho mình.
Nếu lấy tuổi con trai tưởng để tính thì chẳng may tuổi con trai trưởng ấy còn quá nhỏ hoặc phạm vào những tuổi kiêng kỵ thì sao?
Nếu lấy tuồi của người nào trong thân tộc của vong nhân không phạm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam tai để đứng ra lo liệu (kiểu mượn tuổi làm nhà) thì thành ra như có ai đó đứng ra xây mộ cho mình.
Do đó việc chọn tuổi để làm căn cứ xem ngày xây mộ, sửa mộ đó sẽ cần loại bỏ các tuổi kiêng kỵ trong năm đó, và ưu tiên theo thứ tự trai trưởng, vợ/chồng… trong họa tộc, từ gần tới xa.
Cách chọn ngày xây mộ phụ thuộc vào tuổi hợp và nên chọn theo tương hợp, tránh tương khắc của người được sang cát, xây mộ mới với người hợp tuổi trường nam, vợ/chồng… theo Tam hợp, Lục hợp, Chi đức, Tứ kiểm hợp; tránh Tứ hành xung, Lục xung, Lục hại, Lục hình; chọn tương sinh – bình hòa, tránh tương khắc – trùng tang.
Cách sắp xếp mộ ông bà bố mẹ chuẩn phong thủy
Hướng phong thủy mộ ông bà bố mẹ
Khi xây dựng lăng mộ song thân, cần chọn hướng mộ đá phong thủy, dựa theo tuổi tác của người đã khuất. Dưới đây là hướng mộ theo tuổi, gia chủ có thể tham khảo:
- Tuổi Tuất, Ngọ, Dần đặt mộ theo hướng Đông và Tây, kỵ hướng Bắc.
- Tuổi Thìn, Tý, Thân đặt mộ hướng Đông và Tây, kỵ hướng Nam.
- Tuổi Sửu, Dậu, Tỵ đặt mộ hướng Bắc và Nam, kỵ hướng Đông.
- Tuổi Hợi, Mão, Mùi đặt mộ hướng Bắc và Nam, kỵ hướng Tây.
Bên cạnh đó, việc đặt mộ còn theo hướng cung mệnh của người quá cố. Người Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh sẽ có các hướng mộ khác nhau:
Đông tứ mệnh gồm : quẻ Chấn ( hành Mộc ), quẻ Tốn ( Mộc ), quẻ Li (Hỏa ), quẻ Khảm ( Thủy ).
Tây tứ mệnh gồm : quẻ Càn ( Kim ), quẻ Khôn ( Thổ ), quẻ Cấn ( Thổ ), quẻ Đoài ( Kim ).
“Nam tả, nữ hữu”
Một quan niệm tâm linh của người xưa khi sắp xếp mộ song thân ông bà bố mẹ đó là Quan niệm “Nam tả, nữ hữu”. Theo quan niệm này, mộ của đàn ông sẽ đăt bên phải, còn mộ đàn bà sẽ được đặt ở bên trái. Vị trí đặt mộ đôi này sẽ giúp cho con cháu khi lập gia đình cuộc sống vợ chồng được hòa thuận. Ngoài ra, người đã mất cũng sẽ được an nghỉ nơi vĩnh hằng, việc sinh khí trong mộ sẽ được thông suốt.
Vì sao nên chọn lựa đá tự nhiên để xây mộ ông bà tổ tiên?
Chất liệu xây mộ có nhiều chất liệu từ gạch, xi măng, đá. Trong đó, các chất liệu này cũng khá khác nhau và tính năng, độ bền, giá thành cũng khác nhau.
Xây mộ bằng gạch vữa, xi măng, gạch ốp giá thành thấp, dễ xây dựng và gia đình có thể tự xây mà không cần có thợ thi công dễ. Tuy nhiên độ bền và tính thẩm mỹ không cao. Vì vậy, những ngôi mộ xây dựng bằng chất liệu này thường giải quyết vấn đề tài chính trước mắt nhưng sẽ mất nhiều công sơn sửa về sau.
Mẫu mộ xây bằng đá tự nhiên, mộ đá khối là loại mộ được làm 100% từ đá tự nhiên có độ bền cao. Đá được khai thác ở các dãy núi đá tự nhiên tại Hà Nam, Ninh Bình,… cho tới Thanh Hóa, Nghệ An với ba màu sắc chính là đá vàng, đá trắng và đá xanh đen. Mộ xây bằng đá tự nhiên thường là đá nguyên khối được trạm khắc hoa văn tinh sảo, sắc nét, hoa văn trên mộ thường là hoa lá và chữ cách điệu, hoặc tứ linh, tứ quý. Điều đặc biệt của mộ đá tự nhiên là lăng mộ đá giá rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân nước ta. Độ bền của mộ đá tự nhiên cao có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên.
Dưới đây là gợi ý một số mẫu mộ đá tự nhiên nguyên khối chất lượng cao, thích hợp xây dựng mộ cho ông bà, tổ tiên:
Như vậy, cách xây mộ đúng sẽ cần đảm bảo chọn mẫu đẹp, có độ bền tốt theo kinh phí thì còn phải hợp với phong thủy từ chọn vị trí đặt mộ hướng mộ, kích thước, kiểu dáng…
Xây mộ ông bà tổ tiên xong cúng như thế nào cho đúng?
Lễ vật cúng và văn khấn tạ mộ mới xây là nghi lễ quan trong khi gia chủ thực hiện việc xây cất mộ mới cho người đã khuất để cầu mong người đã mất yên nghỉ, phù hội cho người trốn dương gian.
Đồng thời, việc xây cất làm ảnh hưởng tới thần linh nơi đất này vì vậy ngoài việc cúng khởi công xây mộ thì khi xây xong sẽ sắm lễ cúng tạ mộ mới xây cảm ơn thần linh giúp đỡ, ban đất cho gia tiên an nghỉ, cất nhà mới và tránh động long mạch…
Chuẩn bị, sắm lễ tạ mộ mới xây xong
Đối với mộ mới xây xong sẽ cần phải là lễ cúng tạ mộ. Trong đó mua sắm lễ cúng khánh thành mộ ngoài đồng tại phần mô như sau:
Phần lễ thần linh
Một phần lễ cho thổ địa thần linh nơi đất nghĩa trang này gồm có xôi, thịt luộc và ít vàng, tiền xu. Lễ cho thần linh sẽ đặt ở nơi có ban thờ thần linh của nghĩa trang hoặc nếu không có ban thờ riêng thì đặt cạnh lễ gia tiên của mình.
Phần lễ gia tiên
Phần lễ vật cúng tạ mộ mới xây
- Hương thơm hoa tươi ( nên chọn hoa hồng đỏ, bách hợp trắng, cúc hoặc hoa mà người khuất thích): 10 bông
- Trầu cau: 3 lá, 3 quả/cành dài đẹp
- Trái cây: 1 mâm (ngũ quả)
- Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc (gà trống thiến) nguyên con hoặc giò nạc.
- Rượu trắng: 0,5 lít và 5 cái chén, 10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói) 2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ.
Phần mã cũng tạ mộ mới xây
Cần chuẩn bị đầy đủ lễ lạp, vàng mã để cúng tạ mộ sau khi xây xong:
- 1 cây vàng hoa đỏ
- 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)
- 4 đĩa để tiền vàng riêng: trong đó 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền 1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền 1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
- 1 đĩa có 1 đinh xu tiền
- Quần áo cho người trong mộ phần chọn theo vong linh nam/nữ, phụ lão/ấu nhi tương ứng.
- Ngoài ra, có thể sắm thêm tiền âm phủ: vàng lá, tiền xu… mỗi thứ một ít.
Bày lễ ở nơi bằng phẳng, lên phần mộ mới xây cất. Hoặc nếu phần mộ nhỏ không này được lễ thì có thể sắm bàn để bày lễ.
Lễ cúng tạ mộ sẽ phù thuộc vào phong tục của từng nơi như sẽ có lễ cho thần linh và lễ cho gia tiên và tùy theo điều kiện của gia đình để sắm lễ. Quan trọng sắm lễ và cúng tạ mộ phải thành tâm.
Mẫu bài văn khấn tạ mộ mới xây xong
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
– Quan đương xứ thổ địa chính thần
– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, là tiết ngày khánh thành mộ chí…
Chúng con là:………
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……. hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhâm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : …. (đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Một số lưu ý khi làm lễ tạ mộ sau khi xây mộ xong
Đối với lễ tạ mộ là lễ để tạ ơn thần linh, ông bà và cầu mong bình an, phát lộc tài. Vì vậy, người tạ mộ bao giờ cũng chuẩn bị kỹ lưỡng về lễ vật cúng tạ mộ và bài văn cúng tạ mộ phù hợp. Đồng thời, với lễ cúng tạ mộ nên lưu ý các vấn đề sau để lễ cúng tránh những điều không tốt và đảm bảo lòng tôn trọng, kính cẩn.
Tạ mộ gia tiên cũng cần lưu tâm đến cả phần mộ của dòng họ: Phần mộ thờ dòng họ là nơi thờ phụng những người có mối quan hệ trên 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) với gia chủ. Vì thế, không chỉ thắp hương cho nhà mình mà cũng nên có nén hương cho người cùng họ. xung quanh mộ phần và mộ tổ.
Những người không nên đi tạ mộ: Tạ mộ là thành kính nhưng đây là chốn linh thiêng và có nhiều hơi lạnh, ma quỷ vì vậy vẫn có một số người không nên đi, tham gia lễ tạ mộ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Người có tình trạng sức khỏe không tốt: phụ nữ có thai, ốm yếu, đau bệnh
- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi nên nên cho theo ra nghĩa trang
- Phụ nữ đang thời kỳ “đèn đỏ”
- Tránh đi tạ mộ quá sớm, sương gió không tốt cho sức khỏe, đặc biệt có trẻ nhỏ đi theo.
- Không nên đi quá muộn âm khí về chiều thường nặng hơn nên không tốt cho sức khỏe.
- Tránh làm quá linh đình
- Không nên ăn đồ cúng ở tại nghĩa trang bởi mất vệ sinh, dễ lạnh bụng
- Không nô đùa ở các phần mộ
- Khi đi tạ mộ ngoài đồng về nên hơ lửa hoặc tắm nước ngừng để xua hơi lạnh và đuổi âm khí.
Xem thêm: [HỎI – ĐÁP] Xây mộ xong cúng như thế nào cho đúng?
Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc xây mộ ông bà tổ tiên sao cho phù hợp với kinh tế của gia đình để cho người thân gia đình và con cháu luôn được mạnh khỏe và công danh tài lộc hưởng phúc muôn đời sau.
Liên hệ xây mộ đá uy tín chất lượng cao
Lăng mộ đá Ninh Bình
Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Số Điện Thoại: 0973.699.505
Website: https://langmodaninhbinh.info
Chúng tôi xin cam kết đem lại các sản phẩm chế tác từ đá với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý theo thị trường.