Họa tiết Kỳ Lân, họa tiết hình thú, Kỳ Lân trong văn hóa An Nam

hoa-tiet-ky-lan-10.jpg

Họa tiết Kỳ Lân – Họa tiết hình thú – Kỳ Lân trong văn hóa An Nam

Khi người An Nam nói đến kỳ lân thì họ nghĩ đó là một từ duy nhất, nhưng theo các từ điển của Trung Hoa thì đấy là một từ kép: con kỳ và con lân, kỳ là con đực và lân là con cái. Do vậy, khi một người An Nam chỉ cho bạn xem hình vẽ trên bình phong hay bức chạm trên trụ đá và nói đó là kỳ lân, bạn nên hiểu đó là con kỳ hay con lân, tức con đực hay con cái.

hoa-tiet-ky-lan-7.jpg
Họa tiết Kỳ Lân trên áo long bào
hoa-tiet-ky-lan-2.jpg
Hình kỳ lân trên áo quan lại

Từ điển của Gibrel ghi: Kỳ lân, “licorne, sphinx” (ngựa một sừng, nhân sư) và chua thêm: “loài chim thần thoại” (oiseau fabuleux). Đó là vì ông muốn diễn tả con đực là kỳ và con cái là lân, điều đó quả chính xác là vậy.

Từ điển của Paulus Của nói cần phận biệt rõ kỳ là con đực và lân là con cái. Nhưng ông lưu ý là hai từ này luôn dùng đi đôi với nhau chứ không tách ra, Dựa vào thư tịch Trung Hoa ông giải thích đó là con vật giống sư tử, có một sừng ở giữa trán và là một trong tứ linh. Đứng về mặt phong tục, kỳ lân là con vật có tính người, tốt bụng; nó chẳng bao giờ dẫm lên cỏ non, chẳng làm hại ai cả; chỉ những vì thánh vương mới được gặp nó. Vì có tính nhân hậu như vậy nên có thành ngữ ‘lân giác’ tức sừng con lân cái, nghĩa là thứ vũ khí vô hại.

Từ điển tiếng Hoa của Giles, Eitel, Couvreur cho những thông tin sau: Kỳ lân là con vật thần thoại thiêng liêng, có mình nai, đuôi bò, một sừng, phủ vảy cá, … Chiếc sừng này bằng thịt hàm chỉ tính nhân hậu của con thú này; dù có khả năng chiến đấu và chiến thắng nhưng kỳ lân rất chuộng hòa bình. Tuy nhiên có điểm bất đồng về chiếc sừng này, Eitel và Couvreur đều cho rằng kỳ là con đực không có sừng hay một loài thú nào đó giống con lân mà thôi.

Chi tiết này dù thế nào đi nữa thì kỳ lân có tính nhân hậu như trong truyền thuyết: con vật này chẳng bao giờ đi trên sinh vật sống và chẳng bao giờ ăn cỏ tươi; sừng của nó là biểu tượng cho lòng yêu hòa bình.

“Dấu chân của Kỳ lân” dùng chỉ nòi giống vua chúa, và “lân giác” chỉ hoàng thái tử. Trên kiệu cưới người ta hay ghi dòng chữ “Kỳ lân tại thử” (麒麟在此) có nghĩa “kỳ lân ở nơi này”; và câu “Gót kỳ lân mang lại may mắn” là lời chúc dành cho trẻ em.

Còn đây là lời chú thêm của P. Corentin Pétillon: Sự xuất hiện của kỳ lân báo hiệu sự ra đời của thánh vương và luôn luôn là điềm lành. Kỳ lân có dáng vẽ: mình hươu, đuôi bò, đầu sói có một sừng với đầu sừng là núm thịt, móng ngựa. Người ta gọi kỳ lân là nhân thú là vì nó có bản năng tự nhiên khi bước đi cẩn thậm không đạp chết côn trùng hay giẫm lên cây cỏ còn sống dù là vật bé nhỏ nhất. Khó mà đào hầm giăng lưới bắt được kỳ lân vì nó hết sức khôn ngoan tránh được mọi thứ bẫy. Vậy mà kinh thư lại nói chuyện bắt được kỳ lân khiến Khổng Tử ngậm ngùi rơi lệ.

Khổng Tử rơi lệ là vì khi ngài đản sinh có con kỳ lân xuất hiện mang đến nhà ngài tấm thẻ ngọc có ghi câu: “Đứa trẻ khôn ngoan này sẽ là vị vua không ngai vào thời nhà Chu suy tàn”. Mẹ Khổng Tử bắt lấy kỳ lân và dùng vải lụa cột lại; nhưng hôm sau con vật biến mất. Mãi lâu sau có người thợ săn bắt được kỳ lân mang dãi lụa, Khổng Tử nhận ra đó là con kỳ lân lúc ngài đản sinh. Ngài cầm lấy dãi lụa đầm đìa nước mắt vì biết khi kỳ lân xuất hiện lần thứ hai ngài sắp không còn tại thế nữa.

Như tôi đã nói người An Nam quen gọi lân hay kỳ lân, nhưng cũng có khi lại gọi là long mã, nghĩa là con vật vừa có tính chất rồng vừa có tính chất ngựa, thể hiện trên các bình phong. Truyền thống Trung Hoa thì phân biệt rõ long mã với kỳ lân, người An Nam thì không vậy.

Kỳ lân được dùng làm họa tiết trang trí trên các bình phong trong các đền chùa (hình CLV; CLVI, CLVII).

hoa-tiet-ky-lan-5.jpg
Họa tiết kỳ lân – Hình CLV
hoa-tiet-ky-lan-8.jpg
Họa tiết kỳ lân – Hình CLVI
hoa-tiet-ky-lan-4.jpg
Họa tiết kỳ lân – Hình CLVII

Đối với người An Nam khi thì là kỳ lân, khi thì là long mã. Nó luôn mang trên lưng cổ đồ (bức đồ xưa); người An Nam dù là dân giả, nho gia, thợ nề hay nhà điêu khắc đều gọi đó là “cổ đồ”. Chữ cổ đồ Hán Việt này trùng âm với chữ Nôm nên dễ nhầm. Tôi thích hình cổ đồ của vua Phục Hi trên lưng con kỳ lân hơn trên lưng long mã của Trung Hoa. Theo truyền thuyết vị hoàng đế thần thoại này xem bức cổ đồ này mà nghĩ ra âm-dương, từ âm dương chồng lên nhau lập thành bát quái, rồi 64 quẻ. Hình vua thấy đầu tiên đó gọi là Hà Đồ (bức vẽ trên sông Hoàng Hà). Một truyền thuyết khác về bát quái nói vua Hoàng Đế lấy từ lưng con rùa.

Dù gì trên các bức bình phong hình con lân thỉnh thoảng có mang trên lưng bánh xe tám cạnh của bát quái. Trong trường hợp này ẩn dụ về vua Phục Hy rõ ràng rồi. Còn với bức đồ cổ thì được thể hiện bằng bó sách hay bằng hai phiến chữ, hoặc cuộn giấy; đôi lúc mấy thứ trên còn được gắn thêm cây bút lông hay cây quạt, hoặc thanh gươm. Chẳng biết như thế là do ngẫu hứng của tác giả hay do không biết mà vẽ như vậy (hình CLV).

Tôi chẳng hiểu vì sau mấy món đó lại được diễn giải thành “cổ đồ” như đã nói ở trên. Tuy nhiên món chính lai liên quan đến việc viết lách, đến khoa học: cuốn sách, phiến chữ, cuộn giấy, cây bút. Chúng có thể diễn giải thành ‘cổ đồ’ của vua Phục Hy và với “bát quái”. Đó là kinh dịch, cuốn sách kỳ bí làm nền tảng cho thuật bói toán, cho môn biến hóa của muôn vật.

Cổ đồ luôn luôn trang trí thêm dãi lụa, đặt trên tấm thảm rồi mới để lên lưng kỳ lân. Sau này chúng ta lại thấy dãi lụa xuất hiện ở lưng con rùa hay mỏ con hạc. Với con rồng không có dãi lụa. Tuy nhiên trên các phiến đồ gỗ chúng ta thấy có con vật biến cách một cách mơ hồ, trông giống con rồng hơn là kỳ lân, cũng mang cổ đồ trên lưng. Tôi cho rằng cáu đó do thiếu hiểu biết hay nhầm lẫn của người nghệ sĩ mà ra.

Đôi khi chúng ta cũng thấy kỳ lân được dùng như loại trang trí dấu nhấn, nhưng lúc này phụ vào con rồng hay con phụng. Bấy giồ lân được xuất hiện ở đầu rìa với tư thế không phóng khoáng cho lắm (hình CLVIII).

 

Một con vật rất giống nhưng không phải là kỳ lân, đó là con sư tử, nhưng cũng được người An Nam coi trọng xếp ngang với lân tạc trên các đỉnh trụ đá ở các đên chùa. Bộ lông, đầu, đuôi, móng vuốt (chứ không phải móng đề) quả là sư tử hơn là kỳ lân. Tuy vậy tôi vẫn xếp nó vào nhóm kỳ lân theo như tín ngưỡng của người An Nam (hình CLVI, CLVIII).

hoa-tiet-ky-lan-3.jpg
Lân trang trí dấu nhất – Hình CLVIII

Đó là vì trên các món đồ trang trí nhỏ bằng đồng hay đồng thau, trên các bộ lư người An Nam gọi con vật trang trí trên đó, trông giống con sư tử thì đúng hơn, là con lân. Ở các bộ lư con lân có công dụng là núm nắp. Người An Nam khi thì gọi nó là lân khi lại gọi là sư (hình CLVIII).

Hình như trong hệ động vật trang trí của người An Nam thiếu sự chính xác tên gọi hay sao đó, ở các con vật khác chúng ta sắp nói đền vậy.

Còn trong biến cách, kỳ lân thường được hóa ra từ nhánh mẫu đơn gọi là mẫu đơn hóa lân. Nhưng cũng thấy có quả lê hóa lân và tôi từng thấy tại một số đền chùa nhiều loại cây trái dùng trong trang trí cổ điển cũng được biến cách thành lân.

l’Art Annamite

Tác giả: L. Cadière

 

hoa-tiet-ky-lan-10.jpg
Lân trên đỉnh cột – Hình CLXII
hoa-tiet-ky-lan-1.jpg
Lân trên đỉnh cột – Hình CLXI

 

hoa-tiet-ky-lan-6.jpg
Cúc hóa Lân – Hình CLX
hoa-tiet-ky-lan-9.jpg
Lân trên nắp bộ lư – Hình CLXIII

 

hoa-tiet-ky-lan-11.jpg
Họa tiết Kỳ Lân trên đao đình
hoa-tiet-ky-lan-12.jpg
Hình Kỳ Lân trên đồ cổ kim loại
hoa-tiet-ky-lan-13.jpg
Họa tiết Kỳ Lân trên giấy đỏ
hoa-tiet-ky-lan-14.jpg
Hình Kỳ Lân trên đồ gốm tráng men
hoa-tiet-ky-lan-15.jpg
Hình Kỳ Lân trên đồ gốm tráng men

Xem thêm: Cột đá rồng – dấu ấn kiến trúc còn xót lại trong cung đình xưa

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook