Cột đá rồng – Hình ảnh cột đá rồng dấu ấn kiến trúc trong cung đình xưa

cột đá rồng

Cột đá rồng – Hình ảnh cột đá rồng dấu ấn kiến trúc trong cung đình xưa. Cột đá rồng là một mẫu cột đá trong những dấu tích còn xót lại của những lăng tẩm, cung điện xưa còn xót lại. Từ xa xưa rồng vốn là một loài vật linh thiêng tượng trưng cho sự tốt lành.

Hình ảnh con rồng là biểu tượng cho những bậc quân tử, đế vương nên hình tượng rồng thường hay xuất hiện trong các công trình, vật dụng, y phục trong cung đình xưa. Cho tới ngày nay, với sự bào mòn của thời gian, các công trình kiến trúc cổ với hình tượng rồng dần biến mất. Dù vậy, chúng vẫn cho ta thấy được dấu ấn kiến trúc cổ xưa.

Hình tượng rồng trong phong thủy

Con rồng – loài vật tưởng tượng duy nhất trong 12 con giáp, là biểu trưng cho năng lượng của trời đất, là đại diện cho ông trời, tạo ra khí tiết, ánh sáng, gió mưa, đất đai, ánh sáng,.. và được coi là hình tượng phong thủy có ý nghĩa quan trọng.

Hình tượng rồng trong phong thủy phương Đông
Hình tượng rồng trong phong thủy phương Đông

Rồng phương Đông mang hình ảnh tôn quý, cát tường, uy quyền và thần thánh. Các hoa văn trang trí hình rồng có từ thời cổ xưa trên các đồ trang sức sau đó được ứng dụng rộng rãi, thậm chí cho đến đồ thủ công mỹ nghệ, thư pháp, hội họa, trang phục thời sau. Tuy tạo hình thay đổi theo từng thời đại, lại có những biến đổi khác nhau, nhưng thần thoại về rồng luôn đại diện cho sự quyền uy của bậc quân vương – thiên tử trong văn hóa phương Đông.

Theo phong thủy thì long khí chính là sinh lực của vũ trụ và tồn tại trong lòng đất tạo ra long mạch. Rồng được coi là loài vật đứng đầu trong muôn loài nên có tác dụng giúp tăng cường phát huy quyền lực chính vì vậy hình ảnh con rồng luôn luôn hiện diện trong cung đình xưa.

Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam:

Ở Việt Nam, hình tượng con rồng trên các công trình kiến trúc thay đổi theo từng thời kì.

Con rồng trong văn hóa Văn Lang

Từ những ngày khai thiên lập địa, hình ảnh con rồng đã xuất hiện với hình ảnh Lạc Long Quân. Từ đó, con rồng đã là hình ảnh Tổ Phụ của dân Lạc Việt. Cái nôi ngôn ngữ Việt cổ cũng cho thấy Rồng, Lòng, Long, Hồng, Sông cùng mang một nôi khái niệm. Do vậy từ Hồng trong Lạc Hồng là đại diện cho hình ảnh rồng với đôi chim lạc (lạc tiên). Hình tượng rồng nguyên thủy được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa cách điệu và tối giản, được thấy trên mặt trống đồng – vật khí biểu tượng cho nền văn minh Văn Lang.

Hình tượng rồng cách điệu trên trống đồng
Hình tượng rồng cách điệu trên trống đồng

Mạch nối cho hình tượng rồng này không gián đoạn trong khi dân gian. Khi hình tượng rồng vẫn còn được lưu lại tới ngày nay trong chiếc mũ ông Công, ông Táo – một sản phẩm dùng trong lễ nghi cúng bái, được thể hiện đồng mô-tuýp với đầu rồng trên trống đồng.

Như vậy, rồng với hình ảnh khởi thủy sơ khai đã là sản phẩm của trí tuệ Việt tộc, được thể hiện và ứng dụng từ lâu trong xã hội Hùng Vương. Mà tính phổ biến của nó dễ dàng tìm thấy ngay trên họa tiết hoa văn trống đồng thuộc nền văn minh Văn Lang – Bách Việt với lối cách điệu tinh tế.

Con rồng thời kì Lý – Trần

Hình tượng rồng thời Lý
Hình tượng rồng thời Lý

Qua gần 1000 năm Bắc thuộc, hình ảnh con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh rồng bay lên, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc được đặt cho đất Đế đô – Thăng Long.

Con rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn. Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân rồng uốn cong nhiều vòng uyển chuyển, mềm mại và nhỏ dần về phía đuôi. Rồng có 4 chân, mỗi chân có 3 móng cong và nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ, đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ S – cổ tự của chữ Lôi tượng trưng cho sấm sét, mây mưa. Rồng thời Lý là một hình tượng hiền hòa với nét uốn lượn đẹp mắt. Không những mang phần dũng mãnh, con rồng thời Lý chứa đựng sự hoạt biến của nhu và cương.

Cột đá rồng thuộc triều nhà Lý (thế kỷ 11 – 13) được khai quật từ Thành Thăng Long (Hà Nội).
Cột đá rồng thuộc triều nhà Lý (thế kỷ 11 – 13) được khai quật từ Thành Thăng Long (Hà Nội).
Cột đá rồng cổ từ thời lý phát hiện ở chùa Dạm núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)
Cột đá rồng cổ từ thời lý phát hiện ở chùa Dạm núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)
Đoạn dưới khối trụ tròn chạm nổi là đôi rồng phong cách thời Lý với mào bốc lửa, bờm thành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn khúc, chân năm móng.
Đoạn dưới khối trụ tròn chạm nổi là đôi rồng phong cách thời Lý với mào bốc lửa, bờm thành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn khúc, chân năm móng.
Đây là một cột đá lớn nguyên khối được dựng trên bệ tròn cao 1m, đường kính khoảng 4,5m. Tổng chiều cao của cột đá là 5m.
Đây là một cột đá lớn nguyên khối được dựng trên bệ tròn cao 1m, đường kính khoảng 4,5m. Tổng chiều cao của cột đá là 5m.
Thân rồng to, mập uốn khúc quanh cột mang đậm phong cách thời Lý
Thân rồng to, mập uốn khúc quanh cột mang đậm phong cách thời Lý
Chi tiết hoa văn trên cột đá rồng hầu như vẫn còn nguyên vẹn
Chi tiết hoa văn trên cột đá rồng hầu như vẫn còn nguyên vẹn

Hình ảnh con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Rồng thời Trần không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Dạng tự chữ S dần mất đi hoặc biến dạng thành hình cong, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn, mập mạp và nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vẩy rồng cũng đa dạng, có vẩy như những nửa hình hoa tròn, nhiều cánh, đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng. Rồng thời Trần hình thể sắc bén và mạnh mẽ hơn. Tuy có vẻ nặng nề hơn nhưng vẫn đầy nét khí thế, oai nghi.

Cột đá rồng tại đền Trần ở trong danh thắng Tràng An, Ninh Bình. Còn có tên gọi khác là Đền Nội Lâm (trong rừng).
Cột đá rồng tại đền Trần ở trong danh thắng Tràng An, Ninh Bình. Còn có tên gọi khác là Đền Nội Lâm (trong rừng).
Rồng thời Trần xuất hiện thêm cặp sừng và đôi tay
Rồng thời Trần xuất hiện thêm cặp sừng và đôi tay
Trên cột đá rồng còn chạm khắc hình cá chép, tượng trưng cho tích "Cá chép hóa rồng"
Trên cột đá rồng còn chạm khắc hình cá chép, tượng trưng cho tích “Cá chép hóa rồng”
Cột đá rồng - dấu ấn kiến trúc cung đình xưa
Hoa văn chi tiết trên cột đá

Hình ảnh con rồng thời Lê

Con rồng thời Lê thế kỉ XV thay đổi hẳn, không còn nhất thiết là con vật có hình dạng mình dài uốn lượn đều đặn nữa, mà có hình dạng với nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn, ngược ra đằng sau, mào lửa mất hẳn. Thay vào đó là chiếc mũi to hơn, thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có 5 móng sắc nhọn, quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến (ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Trung Hoa sau thời kì Minh thuộc).

Rồng thời Lê hình thể khỏe mạnh, phần đầu to hơn, trông vẻ cứng cáp và dữ dằn.
Rồng thời Lê hình thể khỏe mạnh, phần đầu to hơn, trông vẻ cứng cáp và dữ dằn.

Cũng chính bắt đầu từ thời đại này, xuất hiện quan niệm tứ linh – bốn con vật thiêng tượng trưng cho uy quyền của vương triều. Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là Lân – tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa. Quy – Rùa là tượng trưng cho sự bền vững của xã tắc. Và Phượng – chim Phượng biểu trưng cho sự thịnh vượng của thời đại.

Cột đá rồng - dấu ấn kiến trúc cung đình xưa
Tứ linh trong phong thủy

Con rồng thời Trịnh – Nguyễn

Con rồng vẫn đứng đầu trong tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời. Tiêu biểu là hình rồng mẹ có đàn rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi,…

Tượng rồng trong cung đình Huế
Tượng rồng trong cung đình Huế

Con rồng thời Nguyễn trở lại với vẻ uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế: ẩn mình trong đám mây hoặc ngậm chữ Thọ 壽 , hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu mặt trời… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu, chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra, cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dành cho vua có 5 móng, còn lại là 4 móng.

Rồng thời Nguyễn trông vẻ sắc cạnh với những vẩy, vi, mũi sư tử, răng nanh bén sắc. Hình ảnh rồng ẩn trong mây, nhưng vẫn đầy vẻ chủ động và tự chủ.

Hình ảnh cột đá rồng trong cung điện nhà Nguyễn:

Ngày nay, để tái hiện lại các nét đẹp văn hóa xưa, các nghệ nhân chế tác đá tại làng đá Ninh Vân, Ninh Bình đã dày công nghiên cứu, phục dựng lại các mẫu cột đá rồng xưa. Dưới đây là một sản phẩm tiêu biểu:

Cột đá rồng trong công trình biệt thự giả cổ
Cột đá rồng trong công trình biệt thự giả cổ

Nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng các cột đá, kèo đá có chạm khắc hình rồng hoặc hoa văn kiến trúc khác. Vui lòng liên hệ SĐT: 0973.699.505 hoặc tìm kiếm trực tiếp trên website: langmodaninhbinh.info

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook