Lựa chọn kích thước bàn thờ theo thước lỗ ban là điều cần thiết khi chọn mua hay đặt làm bàn thờ tổ tiên. Các bạn đang muốn đặt làm một bàn thờ, nhưng lại không biết kích thước bàn thờ đẹp, chuẩn, thường được sử dụng như thế nào? Việc thiếu thông tin dẫn đến những sai lầm đáng tiếc và rất khó sửa chữa khắc phục, và để khắc phục cũng rất tốn kém.
Hơn nữa, các yếu tố liên quan tới ban thờ lại là vấn đề vô cùng quan trọng trong phong thủy. Một sai lầm dù nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn. Cũng vì những điều trên mà thông qua bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ những kiến thức về thước lỗ ban, cách sử dụng thước lỗ ban để lựa chọn kích thước ban thờ hợp phong thủy, ngoài ra còn hiểu rộng hơn cách chọn dùng thước lỗ ban nào phù hợp cho từng công việc. Ý nghĩa các cung số trên thước lỗ ban 39 chuyên dùng để tra kích thước ban thờ.
Các loại thước lỗ ban đang được sử dụng
Thước lỗ ban có 3 loại là 52.2 cm, 42.9 cm và 38.8 cm, mỗi loại thước lỗ ban để sử dụng cho một mục đích khác nhau. Có nhiều người thường nhầm lẫn 3 loại thước này là 1 và sử dụng để đo chung cho nhiều loại đồ vật, công trình khác nhau. Đây là một sai lầm ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy trong cả xây dựng lẫn thờ cúng.
Thước lỗ ban 38.8 cm: Để đo kích thước âm trạch: Mồ mả, tiểu, quách, ban thờ…v…v…
Thước lỗ ban 42.9 cm: thước lỗ ban này dùng để đo khối đặc, các chi tiết trong nhà, đồ đạc nội thất: Kích thước giường tủ, bệ bếp, bậc…v…v…
Thước lỗ ban 52.2 cm: thước lỗ ban này dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy trong nhà như: Ô cửa sổ, ô tháng, cửa chính, cả đi, cửa sổ…
Như vậy để đo kích thước bàn thờ, tủ thờ, sập thờ,… thì các bạn sử dụng thước lỗ ban 38.8 cm. Thước này có bán rất nhiều trên thị trường.
Hướng dẫn sử dụng thước lỗ ban 39cm
Thước lỗ ban 39cm được sử dụng để đo bàn thờ, tủ thờ, sập thờ, mộ, tiểu, quách,… Vậy thước lỗ ban 39cm là gì?
Khác với thước 52,2cm và thước 42,9cm, 1 chu kỳ của thước 38.8cm (39cm) này bao gồm 10 cung có thứ tự từ trái sang phải là: Đinh – Hại – Vượng – Khổ – Nghĩa – Quan – Tử – Hưng – Thất – Tài. Sau 38,8 cm chu kỳ này lại lặp lại. Dựa vào quy tắc này, người ta có thể dễ dàng nắm bắt cách tính toán.
Khi tra cứu kích thước bàn thờ, âm trạch bạn lưu ý sử dụng thước 38.8cm, tránh vội vàng không tìm hiểu kỹ dẫn đến nhầm lẫn với các loại thước khác.
Ngoài việc tra cứu kích thước cho ban thờ, bạn có thể linh hoạt tính toán kích thước cho các hạng mục âm trạch khác nhằm phù hợp với điều kiện thực tế.
Ý nghĩa các cung trên thước lỗ ban 39
Cung Đinh (丁):
Con trai gồm:
– Phúc tinh (福星): Vì sao tốt, đem lại may mắn — Chỉ người đem lại may mắn cho mình — Nhất lộ phúc tinh, vạn gia Phật sinh.
– Cấp đệ (Đỗ đạt): Thi cử đỗ đạt.
– Tài vượng: Tiền của đến.
– Đăng khoa: Thi đỗ.
Cung Hại.
– Khẩu thiệt: Mang họa vì lời nói.
– Lâm bệnh: Bị mắc bệnh.
– Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu.
– Họa chí (Tai chí): Tai họa ập đến bất ngờ.
Cung Vượng.
– Thiên đức: Đức của trời.
– Hỷ sự: Chuyện vui đến.
– Tiến bảo: Tiền của đến.
– Thêm phúc (Nạp Phúc): Phúc lộc dồi dào.
Cung Khổ.
– Thất thoát: Mất của.
– Quan quỷ: Tranh chấp, kiện tụng.
– Kiếp tài: Bị cướp của.
– Vô tự: Không có con nối dõi tông đường.
Cung Nghĩa.
– Đại cát: Cát lành.
– Tài vượng: Tiền của nhiều.
– Lợi ích (Ích lợi): Thu được lợi.
– Thiên khố: Kho báu trời cho.
Cung Quan.
– Phú quý: Giàu có.
– Tiến bảo: Được của quý.
– Tài lộc (Hoạch tài): Tiền của nhiều.
– Thuận khoa: Thi đỗ.
Cung Tử.
– Ly hương: Xa quê hương.
– Tử biệt: Có người mất.
– Thoát đinh: Con trai mất.
– Thất tài: Mất tiền của.
Cung Hưng.
– Đăng khoa (Đông Khoa): Thi cử đỗ đạt.
– Quý tử: Con ngoan.
– Thêm đinh: Có thêm con trai.
– Hưng vượng: Giàu có.
Cung Thất.
– Cô quả: Cô đơn.
– Lao chấp: Bị tù đày.
– Công sự: Dính dáng tới chính quyền.
– Thoát tài: Mất tiền của.
Cung Tài.
– Nghinh phúc: Phúc đến.
– Lục hợp: 6 hướng đều tốt.
– Tiến bảo: Tiền của đến.
– Tài đức: Có tiền và có đức.
Các kích thước rơi vào mầu đỏ thuộc các cung Đinh, Vương, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài là kích thước tốt, chủ nhà nên chọn, ngoài ra tùy vào tâm nguyện mong muốn cụ thể, chủ nhà tìm cho mình một cung phù hợp để lựa chọn. Các cung mầu đen, xám là cung xấu nên tránh.
Xem thêm:
>>> Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ và khi thờ cúng tổ tiên
Kích thước bàn thờ các loại và kích thước thông dụng trên thị trường
Kích thước tủ thờ, bàn thờ đứng
Kích thước tủ thờ, bàn thờ đứng có rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước lỗ ban 39. Tùy theo mệnh của gia chủ mà ta có thể chọn lựa kích thước tủ thờ, bản thờ theo những kích thước sau:
+ Chiều ngang (dài): 127 cm; 157 cm; 175 cm; 197 cm; 217 cm; …
+ Chiều sâu (rộng): 61 cm; 69 cm; 81 cm; 97 cm; 107 cm; 117 cm; …
+ Chiều cao : 117 cm; 127 cm; …
Kích thước bàn thờ treo tường
– Bàn thờ treo: cũng có rất nhiều kích thước khác nhau, tùy không gian hay tâm nguyện, gia chủ có thể lựa chọn một trong số các kích thước dưới đây.
+ Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 810 mm (Tài Vượng)
+ Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ sự) x Rộng 880 mm (Tiến Bảo)
+ Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 495mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
+ Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 560 mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
+ Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 610 mm (Tài Lộc) x Rộng 1070mm (Quý Tử)
Độ cao để treo bàn thờ treo tường thường là hơn tầm mắt người (trên 1m5). Dưới đây là một vài lựa chọn cho chiều cao treo ban thờ cho các bạn lựa chọn:
Tầm thấp | Tầm trung | Tầm cao |
1m72 (Đại Cát) | 1m93 (Tài) | 2m11 (Đại Cát) |
1m73 (Tài Vượng) | 1m93,5 (Tiến Bảo) | 2m12 (Tài Vượng) |
1m76 (Phú Quý) | 1m97,5 (Tài Vượng) | 2m15 (Phú Quý) |
1m76,5 (Tiến Bảo) | 2m16 (Tiến Bảo) | |
2m17 (Tài Lộc) |
Trên đây bài viết đã chia sẻ đến các bạn các kích thước bàn thờ đẹp, chuẩn, thông dụng. Các bạn có thể tham khảo các kích thước chuẩn của bàn thờ và tùy theo không gian, tâm nguyện mỗi gia đình mà các bạn có thể lựa chọn bàn thờ với kích thước chuẩn và phù hợp nhất. Ví dụ như nếu chỉ thờ thổ công thì chọn kích thước nhỏ, nếu thờ nhiều ông bà tổ tiên thì chọn kích thước bàn thờ lớn…