Cách chọn thế đất xây mộ và những điều kiêng kỵ khi xây dựng mộ phần

chon-the-dat-xay-mo (2)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách chọn thế đất xây mộ, cùng với đó là những điều kiêng kỵ cần phải lưu ý khi xây dựng mộ phần cho người đã khuất. Các yếu tố về phong thủy âm trạch ảnh hưởng trực tiếp tới sự yên ổn, công thành danh toại của đời sau. Do vậy, mỗi khi bắt tay vào xây dựng mộ phần cho người quá cố, cần phải đặc biệt lưu ý cách chọn nơi xây, chọn hướng và chọn thế đất xây mộ để hợp với phong thủy cũng như hợp với vận mệnh của người đã chết. Bài viết sau đây sẽ là phần đầu giới thiệu cho các bạn biết về những yếu tố phong thủy âm trạch cần phải lưu ý trong quá trình chọn thế đất xây mộ phần và những điều cần tránh gặp phải trong quá trình xây dựng mộ.

Về phong thủy âm trạch

Theo một số sách về văn hóa phương Đông, Phong thủy được hình thành từ xa xưa (qua khảo cổ học các bộ lạc Nguyên-thủy) khi con người biết chọn đất để ở, rồi tìm đất mai táng người chết, nhưng xuất hiện dưới dạng khoa học Phong Thủy (thông qua tổng kết thực tiễn của một thời gian dài) thì vào khoảng thời Tần, Hán, phát triển vào thời Tùy, Đường, Tống, Nguyên và bổ sung hoàn chỉnh vào thời Minh, Thanh.

chon-the-dat-xay-mo (2)
Cần xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn nơi, chọn hướng, chọn thế đất xây mộ phần

Lý luận phong thủy chủ yếu về quy hoạch và thiết kế kiến trúc, là tập hợp của rất nhiều môn khoa học như: thiên văn địa lý, cảnh quan, tinh tượng, luân lý, kiến trúc, sinh thái và nhân sinh mệnh học,… Phong thủy Âm trạch là nói về đất táng người quá cố (ông bà, cha mẹ,…), nhằm mưu cầu phúc phần cho người sống, vong linh được yên ổn thì đời sau (con, cháu, …) mới được công thành danh toại. Bởi vậy, người đời chăm lo mộ phần rất chu đáo. Từ đó, họ coi âm trạch quan trọng hơn dương trạch và phân định:

– Âm trạch và Dương trạch đều hay, là tốt nhất;

– Âm trạch tốt, Dương trạch xấu, thứ nhì;

– Âm trạch xấu, Dương trạch tốt, loại 3;

– Âm trạch và Dương trạch đều xấu, xấu nhất.

Nhưng dương trạch trực tiếp với người sống, nên tỉ mỉ hơn âm trạch; Tìm đất tốt để an táng người thân chẳng khác gì đi tìm đất đê xây cất nhà ở (công sở), cũng phải xem hướng đặt mộ, chọn ngày, giờ an táng và chọn giờ, ngày, tháng, mùa, năm để cải táng, tôn tạo, xây cất,… Trong đó việc trước tiên là xem xét thếhình của mảnh đất dự định mai táng (xây cất-tôn tạo).

Về thế và hình đất mộ

Khái lược

Chọn đất âm trạch (mộ phần) ngày nay không cầu kỳ như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, mong sao “mồ yên mả đẹp” là được. Có mấy yếu tố căn bản cần xem xét khi xác định đất mộ phần:

Chọn thế đất xây mộ (thế là nhìn từ xa, thế nằm bên ngoài, thế là viễn cảnh) của đất định vị (thế – luận bằng tiên thiên đồ), lợi thế địa lý (chọn địa hình) so với địa điểm khác.

Đồ hình tiên thiên bát quái

Cấn (Tây Bắc)

Khôn (Bắc) Chấn (Đông Bắc)

Khảm (Tây)

Trung tâm Ly (Đông)

Tốn (Tây Nam)

Càn (Nam) Đoài (Đông Nam)

(2) Xác định nội hình (hình là nhìn gần, hình nằm trong thế, hình được thể ứng mới có, hình – luận theo hậu thiên đồ), là sự may mắn đem lại sau khi sắp đặt (khai huyệt, chôn cất).

Đồ hình hậu thiên bát quái

Càn (Tây Bắc)

Khảm (Bắc) Cấn (Đông Bắc)

Đoài (Tây)

Trung tâm Chấn (Đông)

Khôn (Tây Nam)

Ly (Nam) Tốn (Đông Nam)

Hình trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí. Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất nhưng do hình mà bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí như thế gọi là “chân huyệt” (mạch thật). Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật, là “đất thượng đẳng” Nếu không có hình tốt, tức hình dạng đất ở đó không ngăn được khí, khí không tụ lại, thì an táng vô nghĩa. Hình có to nhỏ, cao thấp, sấp ngửa, béo gầy, cân lệch,muôn hình vạn trạng. Tiền sử phong thủy chia hình dạng đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm và yêu cầu:

Thứ nhất, phải ngăn được khí (khí tụ);

Thứ hai, phải tàng (giấu), vì đất lộ khí tán theo gió;

Thứ ba, phải vuông cân, vì đất nghiêng lệch khí uế phát sinh;

Thứ tư, phải có hình vòng cung, khí tụ mà lưu thông trong huyệt, đất ấm.

Các cụ xưa còn nói cụ thể về hình đất an táng như sau:

(+). Có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để tựa, được che chắn), chôn đúng phép, thì vương hầu nổi lên;

(+). Như tổ yến (hình đất tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu, …), chôn đúng cách, thì được phong phú (phong lưu, phú quý);

(+). Như rìu kép (ý nghĩa như tổ yến), thì có thể giàu có;

(+). Như mâm xôi (ý nghĩa như tổ yến), thì vĩnh xương hoan hỷ;

(+). Bị lởm chởm (đất không có hình dạng), thì bách sự hỗn loạn;

(-). Như loạn y (áo quần bừa bãi), thì thê thiếp dâm loạn;

(-). Như túi rách (đất, cát, sỏi, phù sa bồi,… lộn xộn), thì tai họa liên miên;

(-). Như thuyền lật, thì Nữ bệnh, Nam tù;

(-). Ngang lệch (đất xiên xẹo, không ra hình dạng gì), thì con cháu tuyệt tự;

(-). Như kiếm nằm (đất dài như thanh kiếm), thì chu di bức hại;

(-). Như đao ngửa (đất dài như thanh đao), thì hung họa suốt đời.

Thế, hình đất cát, thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân (thân nhân) sẽ cát lợi. Phàm táng ở trên đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, tản mạn, tàn tạ,… đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau. Các cụ xưa còn nói, “hình, thế rõ ràng tìm huyệt dễ, không rõ hình, thể tìm huyệt khó khăn”. Cổ nhân coi thếhình đều quan trọng như nhau: “thế đến, hình ngăn gọi là toàn khí; đất toàn khí, khi táng thì tụ được khí”. Do vậy, khi tìm huyệt để chôn cất, phải chú ý phối hợp thể và hình, thế đến phải có hình ngăn, nếu không, khí không tụ. Hình tốt phải có thế dẫn khí đến, long mạch không thông, huyệt chỉ có thể là giả, là rỗng. Hình và thế thuận là cát, hình và thế nghịch là hung. “Thế cát hình hung, bách phúc không còn, thế hung hình cát họa hại vô cùng”.

(3). Thiết trí (phong cảnh tại mộquanh mộ huyệt), quan hệ giữa nhân định (nhân hoà – thi hài an nghỉ) và hoàn cảnh (thiên thời, địa lợi), tức chọn điều lành, tránh điềm dữ, hưởng lợi (sự may mắn) hiện tại và tương lai (hậu thế).

Tất cả 3 vấn đề vừa nêu gọi chung là phong thuỷ học âm trạch và được các trường phái biện giải theo lập luận riêng của mình.

chon-the-dat-xay-mo (3)
Để chọn thế đất xây mộ cần xem xét kỹ lưỡng phong thủy âm trạch

b. Các trường phái Phong thuỷ: Trong phong thuỷ học có phái hình thế và phái lý khí. Phái hình thế chú trọng xem lành, dữ qua hình thế sông, núi; Còn phái lý khi chú trong xem lành, dữ qua Âm, Dương quái lý (lập luận), mà sách sử truyền có 3 loại: Bát trạch, Phi tinh, Huyền không.

(1). Lý khí – Bát trạch: Bản chất là xét đất-trạch mộ và sao tương sinh, tương khắc. Theo phái này, trước tiên dùng la bàn xác định hướng (đặt la bàn ở tâm mộ huyệt), sau đó lấy toạ sơn (hướng gốc-vị trí phương hướng) làm trạch mệnh (số mệnh của ngôi mộ) và được chia thành 8 trạch mệnh theo Đông từ hướng (Khảm, Ly, Chấn, Tốn) và Tây tứ hướng (Khôn, Càn, Đoài, Cấn).

(2). Lý khí – Phi tinh: Bản chất là vận mệnh ngôi mộ theo tổ hợp: toạ tinh, hướng tinh và phi tinh năm tháng (đặt la bàn ở cửa mộ, cổng lăng tẩm); Phi tinh có tính chính xác, khoa học hơn, nhờ dựa vào thuyết Cửu tinh (hàm số về sự dịch chuyển của các tinh tú theo thời gian).

(3). Lý khí – Huyền không: Bản chất là lập luận theo thời gian (tuổi của nhân đinh – người tạ thế), ít lưu hành tại Việt Nam.

(4). Trong tài liệu này được trình bày theo phương pháp xét nhân đinh (người tạ thế) theo hoàn cảnh (thiên thời, địa lợi), do kết quả lập luận của dạng “ma trận” (có thể nói ở đây là tổng hợp các điểm chủ yếu của các trường phải):

Xác định điểm trung tâm (nơi đặt la bàn định hướng): đặt ở tâm cửa mộ, cổng lăng tẩm đối với việc xem xét hoàn cảnh xung quanh mộ, lăng tẩm ngoại cảnh (chủ yếu trên cơ sở phân tích thiên thời, địa lợi); Đặt ở tâm ngôi mộ đối với việc xem xét nội hình cho từng nhân đinh – người chết được mai táng cụ thể hoặc tâm lăng tẩm đối với việc bố trí sắp đặt các mộ huyệt trong lăng (theo quẻ trạch – người cao nhất trong lăng đó);

Dùng la bàn định hướng, (đặt tại tâm cửa mộ, cổng lăng) xác định hướng: toạ nơi đứng để xem xét, hướng nơi nhìn và kích thước của cửa mộ, cổng lăng; Xác định bày trí nội hình cho nhân đinh (người quá cố): hướng cửa mộ, cổng lăng, sơn hướng đặt nơi thờ (am của mộ, miếu của lăng), Trong cả 2 trường hợp đều sử dụng la bàn có 24 hướng, mỗi hướng có 9 vận (24×9=216), tổng cộng có 216 ô số;

Quy hướng: Nam, ngũ hành thuộc Hoả ở trên; Bắc, ngũ hành thuộc Thuỷ ở dưới (dựa trên quái đồ tiên thiên), đối với việc xột phong cảnh quanh mộ (lăng tẩm) và ngược lại (Nam, ngũ hành thuộc Hoả ở dưới, Bắc, ngũ hành thuộc Thuỷ ở trên) là dựa tiên quái đồ hậu thiên, đối với việc thiết trí nội hình ngôi mộ (lăng tẩm).

c. Phép phong thuỷ (thuật phong thủy):

(1). Về long mạch: Phong thủy trọng “sinh khí”, kỵ “gió thổi”, quý “dòng nước”. Phong thủy tốt là phải ”tàng phong, tụ thủy”, tức sinh khí “tụ mà không tán, động mà lại tụ” và chú trọng đến thời gian, phương vị, địa điểm với quan niệm: núi (sơn long) như vợ, nước (thúy long) như chồng, “phụ tòng phu quý”.

Trong long sơn cốc (núi non, gò đồi) thì đã là xương cốt của núi (xương của long long mạch), đất là thịt của núi (thịt của long), Cây có là lông của núi (lông của long), đều do nước mà quán thông (nước là huyết mạch của núi); Vì vậy, có núi thì lấy núi để đoán, không có núi thì lấy nước mà đoán. Núi quý ở to lớn hùng vĩ, nước quý ở uốn lượn quanh co; Quanh co thì nước với núi có khí tụ, hùng vĩ thì núi với nước có khí nổi (lộ ra). Hễ chủ sơn (núi chính) mà nhấp nhô uốn lượn, đỉnh cao đẹp đẽ, chi cước (nhánh) đi liền với thân, thế núi nguy nga là núi phát phước long mạch. Phần mà tản mạn yếu ớt, cứng nhắc phù nề, thô lậu, thẳng đuột, nhọn hoắt đều không tốt.

chon-the-dat-xay-mo-4.jpg
Cần tránh chọn thế đất xây mộ xấu, ảnh hưởng tới vận mệnh con cháu đời sau

Có năm trường hợp hung (dữ), đó là:

(-) Núi cao nước xiết;

(-) Núi ngắn nước thẳng;

(-) Núi áp sát cắt nước dòng chảy;

(-) Núi lổn nhổn chẳng có hình thể gì mà nước thì chảy nhiều ngả;

(-) Núi lộ mà nước chảy ngược.

Có năm trường hợp khác nữa cũng xấu, gồm:

(-) Nước tù (không có nguồn chảy về);

(-) Bờ ruộng ngắn nhỏ;

(-) Vũng rãnh cạn khô;

(-) Nổi cồn bãi;

(-) Nước xoáy ngược ào ào do đất chuyển dịch.

Tiếp đến xem chi sơn (núi nhánh): “Chi sơn phải như kho lẫm, như cờ, như trống, phải có quy cách, như thiên mã quy nhân, như hốt ấn văn bút, như rương vàng kiếm báu”. Tác dụng của chi sơn là đưa đón, cung phụng, hô đỡ, khiến chú sơn càng oai phong lẫm liệt.

Trong long bình địa cũng có sinh khí cát tường, bùn đất sẽ theo đó mà lên xuống, lại có chỗ đất cao lên, gọi là bình chỉ cao địa, thì rất tốt, nhưng cần có Thanh long, Bạch hổ hộ vệ, nếu không thì cũng không thật cát lợi (thì chỉ nên dựng đền, miếu ở nơi này mà không an táng). Long bình địa (đồng bằng) gọi là nhập thủ (đẹp), cho rằng, long nhập thủ bằng 5 cách:

(+) Trực (thắng); Nhập thủ – Trực long là xông thẳng phía sau lưng, đỉnh đối diện với lai mạch kết huyệt, cách này khi thế mạnh mẽ, phát phú cực nhanh;

(+) Hoành (ngang); Nhập thủ – Hoành long là hạ xuống bên cạnh;

(+) Hồi (vòng lại); Nhập thủ – Hồi long là uốn lượn;

(+) Phi (bay); Nhập thủ – Phi long là kết tụ ở trên;

(+) Tiềm (ẩn) ; Nhập thủ – Tiềm long là sa xuống biển

Ngoài ra còn có cách nhập thủ – Xiển long, tức long mạch tránh né. Nếu như nhập thủ không đẹp thì tất cả là công cốc.

Xem nhập thủ phải biết ở chữ nào trong tứ cục: Ất, Đinh, Tân, Quý thì long nào là sinh vượng Chi địa, rồi cắm đánh dấu chỗ sinh vượng, tránh bát sát (8 long hung), theo phép mà định hướng kết huyệt, rồi dùng la bàn định phương vị.

Long mạch

Thủy khẩu tại

Can

Cung

Ất

Tân Càn

Đinh

Quý Cấn

Tân

Ất Tốn

Quý

Đinh Khôn

Ghi chú: Nhìn bảng thấy, giữa long mạch và Can chuyển đổi cho nhau theo cặp. Chỉ khác nhau về cung bát quái.

Từ phương Càn nhập thú mà hình tượng vừa tươi tốt, vừa viên mãn, vừa có sinh khí thì đó là “chân long” (thật mạch), phát phú quý; Nếu nhập thủ tương phản với sinh vượng của tử cục, ắt tứ tuyệt; Phạm bát san khắc chế (8 điều sát – long hung), nhẹ thì giảm phú quý, nặng ắt người chết, của hết.

(2). Phân định long mạch tốt, xấu (nguồn nước lành, dữ):

– Long mạch từ xa đến thì phú quý bền, long mạch ngắn ngủi thì phú quý cũng ngắn ngủi;

Cần lưu ý, long mạch chạy ngang, tối kỵ bị đứt đoạn từ bên trong, vì như thế gia chủ (thân quyến người quá cố) sẽ bị mất hết gia tài, chuốc lấy đủ thứ tai họa;

– Dựa vào Kim, Mộc, Thổ Hoả, Thuỷ (Ngũ hành) để xem xét được lành, dữ hay vãng lai song hành: Can nhiều Chi ít thì tốt một nửa; Chi nhiều Can ít thì rất xấu (đại hung); Can trong trẻo vươn xa, Chi vẫn đục dòng ngăn, cùng song hành (song song) chảy đi, thì gọi là hôn tạp;

Theo phép xem đất (địa lợi), thì bát (8) Can đến, tư (4) duy đi là tốt nhẩt.

Trong đó: Càn, Khôn, Cấn, Tôn là đại thần (bát quái); Giáp, Bính, Canh, Nhâm là trung thần (Can); Ất, Đinh, Tân, Quý là tiêu thần (Can); Gọi gộp là tam thần.

chon-the-dat-xay-mo (1)
Sa bàn xem hướng mộ theo mệnh

 

Bảng phân định long hung

Đông tứ hướng Tây tứ hướng
Long hung (xấu) Tọa ở chi Long hung (xấu) Tọa ở Chi
Khảm Tuất Khôn Dậu
Ly Tỵ Càn
Chấn Dần Đoài Hợi
Tốn Mão Cấn Thân

Ghi chú: Khảm, Ly, Chấn, Đoài và Mậu, Kỳ không can dự vào tam thần.

Nếu tiểu thần không nhập vào trung thần, trung thần không nhập vào đại thần thì không tốt; Có đại thần, nhưng bát Can thần không đến, thì không tốt; Có đại thần, nhưng bát Can thần không đến, thì chỉ giữ được bình ổn, không phát và gọi là vô lộc;

Tổng hợp

Đại thần Trung thần Tiểu thần
Càn, Khôn, Cấn, Tốn Giáp, Bính, Canh, Nhâm Ất, Đinh, Tân, Quý
Dần, Thân, Tỵ, Hợi Tí, Ngọ, Mão, Dậu Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Còn về địa chi: Dần, Thân, Tỵ, Hợi là đại thần (đất phong thần kiếp sát); Tí, Ngọ, Mão, Dậu là trung thần (đất đào hoa hàm trì) ; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tiểu thần (đất mộ khố khôi cương);

Mà phép xem nước đều kỵ cả ba loại này. Thuỷ thần không khắc chế lẫn nhau, thì không đại phát, mà vô hoạ.

Thuật phong thuỷ lấy bát quái để luận giải long mạch thì cho rằng:

(+). Khảm sơn chủ: Trung hậu, hiền đức, lương thiện, sống lâu;

(+). Ly sơn chủ: Tai hoạ;

(+). Chấn sơn chủ: Sinh Nam, Nữ;

(+). Tốn sơn chủ: Có rể hiền;

(+). Khôn sơn chủ: Phụ nữ sống lâu;

(+). Càn (Kiền) sơn chủ: Quý nhân sống lâu;

(+). Đoài sơn chủ: Đỗ đạt cao;

(+). Cẩn sơn chủ: Nhân đinh hưng vượng.

Tức thân chủ (thân quyến) được hưởng sau khi mai táng.

Tóm lại, Long có thuận có nghịch, long mạch có tốt có xấu. Long phải tụ không được phân tán, long phải dừng lại không được bỏ di. Mạch ngắn ấy là sinh mạch, mạch tu lại ấy là sinh mạch; Nếu dài quá là mạch chết, mạch tự di ẩy là mạch chết. Chỉ dùng thiên Can, không được dùng địa Chi, phép xem xét nước (Thủy) là như vậy.

Còn tiếp…

Xem thêm: Phong thủy mộ phần – Những điều cần biết khi chọn nơi mai táng

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook