Cột đá chạm rồng được sử dụng làm tiêu chuẩn trong các công trình lớn của triều đình, lăng tẩm của vua chúa xưa. Ngày nay, các mẫu cột đá chạm rồng được vận dụng khắp trong các công trình mang tính chất tâm linh như nhà thờ họ, khu lăng mộ,…
Hình tượng rồng trong phong thủy
Con rồng – loài vật tưởng tượng duy nhất trong 12 con giáp, là biểu trưng cho năng lượng của trời đất, là đại diện cho ông trời, tạo ra khí tiết, ánh sáng, gió mưa, đất đai, ánh sáng,.. và được coi là hình tượng phong thủy có ý nghĩa quan trọng.
Rồng phương Đông mang hình ảnh tôn quý, cát tường, uy quyền và thần thánh. Các hoa văn trang trí hình rồng có từ thời cổ xưa trên các đồ trang sức sau đó được ứng dụng rộng rãi, thậm chí cho đến đồ thủ công mỹ nghệ, thư pháp, hội họa, trang phục thời sau. Tuy tạo hình thay đổi theo từng thời đại, lại có những biến đổi khác nhau, nhưng thần thoại về rồng luôn đại diện cho sự quyền uy của bậc quân vương – thiên tử trong văn hóa phương Đông.
Theo phong thủy thì long khí chính là sinh lực của vũ trụ và tồn tại trong lòng đất tạo ra long mạch. Rồng được coi là loài vật đứng đầu trong muôn loài nên có tác dụng giúp tăng cường phát huy quyền lực chính vì vậy hình ảnh con rồng luôn luôn hiện diện trong cung đình xưa.
Hình tượng rồng trên cột đá qua các thời kỳ
Vào mỗi thời kỳ khác nhau, rồng của người Việt được tạc, chạm khắc trên đá lại mang một hình dáng, đặc thù khác nhau.
Trong khi rồng thời Lý – Trần là sự hòa trộn hoàn hảo của người Việt – cân bằng giữa văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa để tạo nên hình tượng con rồng mang nét riêng biệt. Đây cũng chính là tinh hoa thể hiện sự độc lập toàn vẹn về tư tưởng, chủ quyền của người Việt với Phương Bắc.
Rồng thời Lý – Trần có sự khác biệt hoàn toàn với rồng của nhà Tống – Nguyên. Sự khác biệt thể hiện ở chỗ con rồng có mào lửa, không có sừng, răng nanh. Mình rồng tròn giống rắn, thân trơn và không có vảy, không có sừng, răng nanh.
Xem thêm: Cột đá rồng – dấu ấn kiến trúc còn xót lại trong cung đình xưa
Đến thời Lê Sơ trở đi, con rồng của người Việt đã không còn mang được những đặc điểm riêng biệt của thời kỳ trước. Một phần vì các công trình kiến trúc, văn tự, tranh họa của thời Lý – Trần đã bị quân Minh đập phá, đốt bỏ hết. Cùng với đó sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo tới tư tưởng và chính trị khiến cho hình ảnh con rồng thời kỳ này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa. Có thể nói, rồng của Việt Nam thời kỳ Lê Sơ – đến thời Nguyễn mang hoàn toàn đặc tính của rồng Trung Quốc.
Cột đá chạm rồng và hình tượng rồng trong chạm khắc đá mỹ nghệ hiện nay
Có thể nói, việc phục dựng hình tượng rồng thời Lý – Trần hiện nay ở các cơ sở chế tác đá, làng nghề chế tác đá hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Một phần vì người thợ chế tác không được tiếp xúc nhiều với cách thể hiện rồng của thời kỳ trước. Một phần vì hình tượng rồng Trung Hoa đã ảnh hưởng quá lớn tới cách thể hiện của phong thủy, các yếu tố tâm linh khác. Người tìm mua các sản phẩm đá mỹ nghệ chạm rồng cũng coi hình tượng rồng Trung Hoa làm quy chuẩn cho các sản phẩm đá mỹ nghệ.
Một số mẫu cột đá chạm rồng hiện nay
Ngoài các sản phẩm cột đá chạm rồng có bên trên, được sử dụng trong các công trình nhà thờ họ, cột đá đình, đền,… Cơ sở đá mỹ nghệ của chúng tôi còn nhận chế tác các sản phẩm cột đá chạm rồng theo yêu cầu của riêng khách hàng. Cùng với đó là các sản phẩm đá mỹ nghệ khác như lăng mộ đá, bàn lễ đá, lư hương bằng đá,…
Liên hệ
Lăng mộ đá Ninh Bình
Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Số Điện Thoại: 0973.699.505
Website: https://langmodaninhbinh.info
Chúng tôi xin cam kết đem lại các sản phẩm chế tác từ đá với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý theo thị trường.