Phong thủy lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

phong-thuy-lang-mo-dai-tuong-vo-nguyen-giap-1.jpg

Phong thủy lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang nhiều ý nghĩa quan trọng không chỉ với gia tộc của ông mà còn với cả dân tộc Việt Nam. Là vị trí trấn yểm, tựa mình vào núi, nhìn ra biển lớn, nơi đặt mộ phần Đại tướng ắt hẳn là nơi trời định giành cho Thiên tướng trấn thiên thu.

Thuật phong thủy đặt mộ phần

Thuật phong thủy chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành. Theo các quan niệm cổ truyền, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong đất (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi sông như rồng. Điểm khởi đầu của mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.

phong-thuy-lang-mo-dai-tuong-vo-nguyen-giap-1.jpg

Vị trí phong thủy lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất.

Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”, tức là chân huyệt. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Nhưng đất có hình rồi cũng phải có thế. Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình. Táng kinh có viết: Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên. Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong. Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.

Xem thêm: Phong thủy mộ phần – Những điều cần biết khi chọn nơi mai táng

Phong thủy lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang đặc điểm của huyệt đại cát

Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn. Địa điểm an táng Đại tướng là lưng chừng triền núi phía Nam mũi Rồng, cách ngọn mũi Rồng khoảng 1km.

Vũng Chùa là vùng đất có vị trí đắc địa, hướng nhìn ra biển Đông thoáng đãng nhưng lại kín gió. Nơi đây thế núi hùng vĩ dáng tựa thân giao long, có mũi Rồng đâm ra tận mép sóng, biển trời hiền hòa, người dân chất phác, can trường.

phong-thuy-lang-mo-dai-tuong-vo-nguyen-giap-2.jpg

Lối đi lên dâng hương cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Với địa thế cong hình cánh quạt, lại được bao bọc bởi 3 đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên khu vực biển Vũng Chùa khá kín gió. Vì vậy, dù hướng mặt ra biển Đông nhưng sóng ở đây không ào ạt xô bờ mà nhẹ nhàng như vỗ về bờ cát. Đây cũng là lý do nhiều tàu thuyền neo đậu ở Vũng Chùa trong những ngày gió bão.

Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trong vịnh Hòn La mà theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên của nhà văn hóa Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi vững chãi như bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh mũi Rồng che chắn phía tây – bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ. Chính vì vậy Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn nơi đây để yên giấc ngàn thu.

phong-thuy-lang-mo-dai-tuong-vo-nguyen-giap-3.jpg

Không gian bình yên và thoáng đãng nhìn từ Tháp Chùa

Vùng biển Hòn La nổi tiếng với những sản vật dùng để cung tiến triều đình. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài “cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư, là những sản vật thường mang đi cung tiến triều đình. Vùng đất này được người dân nơi đây coi là linh thiêng bởi tương truyền năm xưa vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành đã dừng lại nơi đây lập đàn thần linh phù hộ. Khi chiến thắng trở về, nhà vua về đây lập đàn tạ ơn đất trời.

Xem thêm: Chọn hướng đặt mộ theo tuổi hợp phong thủy chuẩn xác nhất

Núi Thọ nối liền núi Sú tiếp nối mũi Rồng tạo thành một cánh cung vững chãi đâm ra biển Đông, che chắn gió đông bắc; dưới chân là bãi biển cát trắng vàng trải dài tít tắp, cây cối xanh tươi. Núi Thọ đầy oai phong như mãnh long vờn mây bay về phía biển. Lưng chừng núi có một ngôi chùa và một tháp hàng trăm năm. Đứng trên đỉnh Thọ Sơn nhìn ra bốn bề trời biển, một không gian bình yên và thoáng đãng, có thể cảm nhận được phần nào lý do Đại tướng chọn nơi đây để yên giấc ngàn thu.

phong-thuy-lang-mo-dai-tuong-vo-nguyen-giap-4.jpg

Toàn cảnh nơi an nghỉ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từ trên cao

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao 136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ nhìn thấy cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước.

Mảnh đất để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao trên 400m về phía Bắc.

Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp biển tụ lại, Biển mênh mông như một hồ lớn, nhưng trước huyệt đất lại có hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía bên trái, theo cổ truyền là bên tả, dãy núi mũi rồng chảy ra biển, vừa xuôi xuống biển tạo ra một vòng cung chắn khí tản đông mà còn chắn gió đông, không để gió, tức phong, thổi vào huyệt mộ. Đó chính là hình tượng con rồng xanh hầu bên tả. Phía bên phải, hướng Tây núi Sú sừng sững như một con hổ chầu, che những cơn gió thổi vào huyệt đất. Đó chính là Bạch Hổ trừ mọi tai ương.

phong-thuy-lang-mo-dai-tuong-vo-nguyen-giap-5.jpg

Đảo Yến như tấm bình phong tự nhiên chắn gió trước khu lăng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Phía nam là biển rộng, đóng vai trò minh đường tụ thủy, mạch hải lưu nhẹ cấp thêm sinh khí cho huyệt mộ. Phía xa một chút Đảo Yến như bình phong lớn làm ấm huyệt mộ. Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa – Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,“chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm.

Xem thêm: Xem ngày tốt xây mộ năm 2019 để thu hút được sinh khí

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook