Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm 2022-2023?

bốc bát hương vào tháng nào trong năm

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh và tinh thần. Việc bốc bát hương hay thay mới bát nhang được coi là rất quan trọng và cần phải tính toán, xem xét kỹ lưỡng. Vậy nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm 2022-2023? Bốc bát nhang có cần kiêng kỵ gì không? Tự bốc bát hương có được không? Tất cả các câu hỏi sẽ được đá mỹ nghệ Ninh Vân tổng hợp và giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây.

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm?
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm?

Ở nhiều nơi, người ta thường bốc bát hương vào dịp cuối năm, đây cũng là thời điểm mọi người thay chân nhang để chào đón năm mới. Với quan niệm này, ngày tốt nhất trong năm thường là 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình mà có thể chọn các ngày tốt khác như 24.26.27 tháng Chạp hoặc ngày phù hợp với tuổi nhất. Để mang lại may mắn và tài lộc, thường tránh các ngày xung với tuổi để không gặp phải phiền muộn, trắc trở.

Thời điểm bốc bát hương tốt nhất

Bốc bát hương vào mùa nào tốt nhất?

Theo quan niệm dân gian, thời điểm để bốc bát hương tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Bởi mùa xuân thì “thiếu dương”, còn mùa thu thì “thiếu âm” đây là giai đoạn có sự giao hào trời đất, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Đất trời giao hoà, âm dương hòa hợp chính là lý do tại sao người ta vẫn hay chọn mùa xuân và mùa thu để bốc bát nhang.

Có cần chọn ngày để bốc bát nhang không?

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, do đó việc xem ngày tốt để bốc bát hương cũng rất quan trọng. Đây là công việc tâm linh nên cần chọn được ngày tốt, ngày đẹp để tiến hành mọi việc một cách hanh thông, suôn sẻ. Đồng thời đón cát, tránh hung, rước tài lộc, may mắn, phúc phần về với gia đình trong dịp năm mới.

Để chọn ngày tốt bốc bát hương gia chủ cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

Ngày đẹp bốc bát hương

  • Các ngày đẹp để bốc bát nhang phải là ngày có các sao tốt hội chiếu, đó là ngày: Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ.
  • Gia chủ nên tránh bốc bát hương vào các ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ và đặc biệt không bốc bát hương vào ngày Không vong.
  • Ngày tốt là ngày phải hợp với tuổi gia chủ, là ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của chủ nhà.

Giờ tốt để bốc bát hương

  • Nên chọn giờ hoàng đạo trong ngày.
  • Nếu bạn bốc bát hương vào giờ hoàng đạo thì càng viên mãn, tài lộc dồi dào. Nếu quý bạn không chọn được ngày tốt bốc bát hương thì có thể chọn giờ hoàng đạo trong ngày để bốc.

(Chú ý để mọi việc được suôn sẻ thì sau khi bốc bát hương gia chủ không được đập vỡ, sử dụng nó làm vật dụng và đem thả trôi sông cùng chân nhang đã tỉa đi.)

Tự bốc bát hương có được không?

Theo quan điểm của đạo Phật, chúng ta có thể tự bốc bát nhang tại nhà mà không cần nhờ thầy. Việc tự bốc bát nhang đảm bảo theo đúng trình tự các bước với trang phục trang nghiêm, sạch sẽ và sự cẩn trọng. Tuy nhiên, bốc bát hương là việc tâm linh nên gia chủ có thể nhờ nhà chùa hoặc các thầy đức độ bốc giúp.

Các bước bốc bát hương mới

  • Khi mua bát hương đá về gia chủ nên dùng khăn sạch để vệ sinh bên ngoài bát hương với dung dịch gừng giã nhỏ rồi pha với rượu.
  • Tro đựng trong bát hương nên sử dụng tro rơm nếp, cốt bát hương có thể sử dụng 1 trong các thất bảo của Phật giáo: hổ phách, lưu ly, thạch anh….
  • Để tránh những điều không may mắn, gia chủ nên tránh đặt các loại giấy tráng kim, tráng nhựa vào trong bát hương và không nên bỏ các loại bùa chú, dao vào trong đó.
  • Việc bốc tro vào trong bát hương cần nhẹ nhàng, và nắm cốt bốc lần lượt vào trong.
  • Sắm lễ bốc bát hương chỉ cần những thứ đơn giản như hoa tươi, quả tươi và nước sạch bày lên bàn thờ.

Lưu ý trước khi thắp hương, gia chủ nên mở rộng toàn bộ cửa và tuyệt đối không được làm xê dịch vị trí bát hương, chú ý đặt đúng hướng của bát hương.

Đặt bát hương lên bàn thờ

  • Bát hương sau khi được bốc xong đặt lên bàn thờ, gia chủ cần thắp hương ngay. Nên thắp hương trong khoảng 1 tuần đầu. Phần lớn ở khu vực miền Bắc, gia chủ sẽ thắp hương trọn 100 ngày để bát hương thêm linh khí và cầu người được thờ cúng về phù hộ.
  • Không cần thắp hương suốt ngày đêm, tuy nhiên việc thờ cúng cần thành tâm và nên thay nước và lễ cầu mỗi sáng.
  • Nếu bát hương bốc ở nhà thầy pháp hoặc ở chùa chiền thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả làm rơi vãi tro cốt trong việc vận chuyển bát hương.
  • Về thứ tự đặt bát hương: bát hương thờ Thần linh Thổ công phải được đặt cao nhất, rồi đến bát nhang Gia tiên đại nội, sau đó đến bà cô ông mãnh. Việc thắp hương cũng theo thứ tự như trên.

Lưu ý khi bát hương đã bốc xong

  • Sau khi bốc bát hương, gia chủ phải đặt ở nơi bàn thờ sạch sẽ. Mỗi khi lau dọn, sắp xếp ban thờ gian tiên phải xin phép và chỉ di chuyển các đồ vật như bình hoa, ché nước, đèn đá,… còn tuyệt đối không di chuyển, xê dịch bát hương, bài vị.
  • Khi vệ sinh bát hương, bài vị phải ăn mặc trang nghiêm, lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch lau dọn sạch sẽ.
  • Khi chân hương quá nhiều, cần tỉa chân nhang, tuy nhiên phải để lại số lẻ chân nhang 1-3-5-7, chân nhang sau khi tỉa có thể thả xuống sông, hồ.
  • Bát hương bỏ đi, cần thả xuống sông suối, không được đập vỡ để tránh gặp những điều không may.
  • Khi thắp phải để hương cháy đều, không được thổi tắt lửa mà phải dùng tay phẩy nhẹ. Cắm hương cần cắm cho ngay ngắn và không nên cắm chồng lên nhau.
  • Trường hợp bát hương tự bốc cháy, cần để hóa hết nhưng nhớ đề phòng hỏa hoạn và không dùng nước dập tắt, tránh thủy hỏa giao tranh. Dân gian quan niệm khi chân hướng cháy âm ỉ từ trong ra xung quanh thì liên quan đến mồ mả, thờ cúng; còn ngược lại thường liên quan đến nhà cửa, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
  • Nếu đang cầu cúng mà hương tắt thì không được nhổ lên đốt lại, mà cứ để thế rồi châm lửa tiếp.  Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm (bị ẩm) thì cần phân biệt:hương tắt phần trên là Thiên liên quan đến nóc nhà, ban thờ; tắt phần giữa là Nhân liên quan đến gia đình; tắt đoạn cuối là Địa liên quan đến đất đai, mồ mả.

>> Xem thêm thiết kế và thi công  Lăng mộ đá mỹ nghệ

===>> Xem thêm: Thiết kế xây dựng khu lăng mộ đá mỹ nghệ tại Hà nội

===>> Xem thêm: Văn khấn người chết trẻ và cách thờ cúng người chết trẻ

Trên đây là những thông tin về việc bốc bát hương mà chúng tôi tổng hợp. Để nhận thông tin mới nhất về các sản phẩm tâm linh bằng đá mỹ nghệ như bát hương đá, đồ thờ cúng bằng đá, đèn đá,… quý khách hãy liên hệ theo thông tin sau:

Cơ sở sản xuất và chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình:

Xã Ninh Vân – Hoa Lư – Tỉnh Ninh Bình

Số điện thoại:   0973 699 505

Zalo               :  0973 699 505

website:            langmodaninhbinh.info

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook