Xây mộ cho người sống – Có nên xây mộ trước cho người còn sống?

Xây mộ sẵn cho người còn sống

Xây mộ cho người sống vẫn bị coi là điềm gở không nên làm, vì còn đang sống yên lành đã lo chỗ chôn cất là việc không nên làm. Tuy vậy việc xây mộ chờ cho người sống ngày nay được coi như một việc cần phải chuẩn bị trước. “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” là quy luật tất yếu của tạo hóa. Vậy có nên xây mộ cho người sống? Việc xây mộ cho người sống có đem lại điều xui xẻo như vẫn thường nghĩ không?

Xây mộ cho người sống có phải điều xui xẻo?

Cuộc sống ngày càng phát triển, cộng với sự gia tăng dân số khiến quỹ đất cho mai táng, chôn cất ngày một bị thu hẹp lại. Do vậy, nhiều người lo sợ rằng sau khi “tạ thế, về trời” sẽ không có một nơi để chôn cất, để mà yên nghỉ. Từ đó khiến việc mua nơi “yên nghỉ” sẵn cho bản thân (thậm chí là cho cả gia đình) không còn là điều xa lạ.

Câu chuyện xây mộ cho người còn sống tại Yên Lạc Vĩnh Phúc

Có một nơi mà chuyện xây mộ trước cho người còn sống không còn là chuyện lạ đời hay kiêng kỵ. Đó là chuyện chính quyền địa phương xây mộ chờ sẵn cho người dân tại Yên Lạc, Vĩnh Phúc.

Yên Lạc không chỉ “đặc sản” với việc tổ chức đám cưới chỉ 2 ngày trong tháng mà còn là nơi duy nhất ở Bắc Bộ được chính quyền địa phương dành quỹ đất và tiền xây mộ cho những người sắp mất.

Trong nghĩa địa của thị trấn không chỉ có những ngôi mộ đã mồ yên mả đẹp, khói hương nghi ngút mà bên cạnh đó còn có cả những ngôi mộ xây sẵn nằm ngay ngắn ngay lối vào. Chuyện xây mộ sẵn cho những người… đang sống quả là xưa nay hiếm. Đằng sau mỗi tấm bia mộ đều được đánh số thứ tự. Ai mất trước sẽ được chôn ở những ngôi mộ đầu, lần lượt theo hàng theo lối. Những ngôi mộ “thiếu chủ” lộ thiên, mùa mưa nước dềnh lên tạo cảm giác ớn lạnh.

Xây mộ trước khi chết cho người còn sống ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Xây mộ trước khi chết cho người còn sống ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Bà Dương Thị Hạnh (thị trấn Yên Lạc) chia sẻ: “Cô chú không quen nhìn chắc sẽ thấy sợ đúng không, chứ người dân chúng tôi ở đây quen quá rồi. Ở Yên Lạc, mỗi thôn sẽ có một nghĩa trang. Tại mỗi một nghĩa trang thường có khoảng 100 ngôi mộ xây sẵn. Tất cả các ngôi mộ đều có diện tích bằng nhau, chiều dài là 2 mét”.

Bà Hạnh cũng giải thích thêm: “Những ngôi mộ đó đều do chính quyền địa phương đứng ra xây. Nguồn quỹ là do các nhà hảo tâm ủng hộ. Làm như thế sẽ tiết kiệm được quỹ đất cho địa phương. Bởi vì trên thực tế nhiều nơi họ đào mộ phân tán, không tập trung nên cũng gây ảnh hưởng tới môi trường và lãng phí”.

Đồng quan điểm với bà Hạnh, ông Tâm cho biết: “Ở đây, cứ khoảng 3 năm người ta sẽ cải táng nên thời gian đầu địa phương sẽ xây 40 ngôi mộ “chờ”. Các ngôi mộ đó sẽ được đánh theo số thứ tự từ 1 đến 40. Đến thời điểm cải táng, người nào được chôn ở những ngôi mộ đầu sẽ được đưa sang một địa điểm khác. Những người mất sau đó sẽ được chôn chính vào những ngôi mộ mới được chuyển đi”.

Mộ xây trước đảm bảo công bằng với mọi người và giúp quy hoạch nghĩa trang tốt hơn
Mộ xây trước đảm bảo công bằng với mọi người và giúp quy hoạch nghĩa trang tốt hơn

Khi được hỏi tại sao lại có quy định đó, ông Nguyễn Văn Đại, chủ nhiệm HTX Vĩnh Tiên chia sẻ: “Việc xây sẵn mồ mả thế này sẽ không có sự phân biệt giàu nghèo. Tâm lý “gà ghét nhau tiếng gáy”, ví dụ nhà có điều kiện xây mộ to, người nghèo hơn không có điều kiện nhưng cũng vẫn cố dấn vì không muốn ông bà tổ tiên mình thua kém người khác. Vì thế việc xây mồ mả trước đó rất tốn kém và không cần thiết. Từ khi có quy ước này đã giúp tiết kiệm được rất nhiều, hơn nữa lại rất bình đẳng. Chính vì thế, việc xây dựng mồ mả cho người đang sống được đưa vào quy định như một hương ước”.

Cũng theo quy ước của thị trấn Yên Lạc, việc cải táng chỉ được thực hiện vào 2 tháng mùa khô là tháng 9, tháng 10 và diễn ra trong các ngày mồng 2, mồng 10, 16, 22. Riêng tháng 12 chỉ được cải táng vào một ngày duy nhất là ngày mồng 2.

Hỏi ai là người khởi xướng cho ý tưởng độc đáo có một không hai này thì được bà con cho biết đó là ông Phạm Quang Tiệp, nguyên Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Lạc. Trò chuyện với phóng viên, ông Tiệp cho biết: “Sở dĩ tôi nghĩ ra ý tưởng đó là vì hằng ngày phải chứng kiến nhiều thanh niên rượu chè, say xỉn. Nhiều gia đình có đám hiếu, đám hỉ thì tổ chức rềnh rang, nhiêu khê rất tốn kém. Cứ để tình trạng đó kéo dài tôi nghĩ rất không ổn nên đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng đã đưa ra quy định đó. Người đồng tình rất nhiều nhưng phản đối cũng không ít. Tuy nhiên, cuối cùng cái gì có lợi thì họ sẽ làm thôi”.

Xây mộ trước khi chết là điều cần thiết?

Đọc xong câu chuyện trên ta mới thấy rằng, việc xây mộ cho người còn sống cũng chẳng phải việc gì quá bất cập. Nó cũng là chuyện cần phải làm, không làm trước thì sẽ phải làm sau. Do đó, việc chuẩn bị trước cũng làm cho việc mai táng, cải táng về sau được nhẹ nhàng. Người đi rồi cũng nhẹ lòng, nhẹ dạ vì không phải làm phiền con cháu sau này phải khổ sở.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn đắn đo về chuyện “vẫn đang sống mà lại lo chuyện hậu sự của chính mình”, tôi nghĩ rằng, những điều dưới đây sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ đó của chính mình:

Nếu xây mộ trước cho người còn sống thì sợ làng xóm, anh em bạn bè dị nghị bàn tán không hay. Ví dụ có 2 vợ chồng sống rất hạnh phúc với nhau, vào một ngày xấu trời một trong hai người bị bệnh tật, già yếu, tai nạn mất trước. Người chồng (hoặc vợ) sau này muốn được táng gần chồng mình nên muốn được xây mộ trước cạnh chỗ chồng hoặc vợ. Nếu không xây sau này sợ không còn đất để xây cạnh nhau nữa. Nhiều người thì bảo chưa chết mà đã xây mộ rồi sợ quá. Nhưng người chồng hoặc vợ kia vẫn cứ quyết làm theo nguyện vọng và tính lâu dài về sau nên ngôi mộ đã được xây trước nằm cạnh người vợ hoặc chồng đã mất.

Xây mộ trước khi chết là điều cần thiết?

Nếu là con xây mộ trước cho bố hoặc mẹ một người còn sống một người đã mất hoặc cả hai vẫn còn sống. Vấn đề này thì các bạn nên bàn bạc với các cụ. Nếu các cụ thỏa mái thì nên làm. Nếu các cụ kiêng nọ kia thì phân tích điều kiện thiệt hơn xem ý các cụ ra sao rồi mới tiến hành làm. Chúng tôi đã làm mộ đá chờ cho rất nhiều gia đình kiểu như thế này và được các cụ rất ủng hộ.

Nếu là trong họ hoặc trong gia đình muốn quy hoạch nghĩa trang và tính xây hết phần mộ của từng thành viên trong họ hoặc gia đình. Trong họ và gia đình cần họp lại bàn bạc. Nếu quy hoạch được trước và làm mộ trước thì các ngôi mộ sau này sẽ đồng bộ giống nhau, nếu năm nay làm cho 1 người sang năm làm cho người khác thì mẫu mã sẽ khác nhau không thể giống 100% được nên khi lên tổng thể thì nhìn có vẻ hơi lộm cộm không nhất quán và tương đối xấu.

Nói chung nếu có điều kiện kinh tế, có quỹ đất hãy động viên thành viên trong họ hàng nên xây mộ trước, có thiết kế, có quy hoạch sau này sẽ đồng bộ và rất đẹp. Vì sau này quỹ đất dành cho nghĩa trang sẽ bị thu hẹp muốn làm đồng bộ đẹp và rộng rãi thì rất khó khăn.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc “xây mộ cho người sống” không còn nặng nề như xưa nữa. Sinh lão bệnh tử là quy luật, ai cũng phải trải qua. Trước đây, người Việt thường né tránh nhắc đến chuyện ma chay, hậu sự cho người đang còn sống, nhưng bây giờ, đất nghĩa trang ngày càng co hẹp. Việc phòng xa đất mai táng đối với chính mình, với người thân nhất là người cao tuổi là chuyện nghiêm túc đối với nhiều gia đình. Và khi nhiều người làm được chuyện “đặt nhà” trước khi sang thế giới bên kia khiến họ cảm thấy an lòng và muốn thường xuyên đến thăm mộ phần của người thân họ hơn.

Mẫu mộ đá xây đẹp

Xây mộ chờ cho người còn sống
Xây mộ chờ cho người còn sống
Mộ xây sẵn cho người sống
Mộ xây sẵn cho người sống
Xây mộ chờ trước khi chết
Xây mộ chờ trước khi chết
Mẫu mộ xây sẵn cho người sống
Mẫu mộ xây sẵn cho người sống
Xây mộ sẵn cho người còn sống
Xây mộ sẵn cho người còn sống

Hi vọng bài viết phần nào giải quyết được nỗi băn khoăn trong lòng của quý độc giả.

Nếu có gì còn băn khoăn thắc mắc hãy viết bình luận bên dưới để chúng ta cùng tháo gỡ nhé!

Cảm ơn vì đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Xây lăng mộ gia tộc và những điều cần lưu ý khi xây lăng mộ gia tộc

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook